Con trai thành viên HĐQT MSB muốn bán lượng lớn cổ phiếu

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, trong thời gian từ 1/8 đến 30/8

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo giao dịch cổ phiếu của người liên quan với người nội bộ.

Theo đó, Phạm Lê Việt Anh - con trai bà Lê Thị Liên, Thành viên HĐQT MSB - đăng ký bán hơn 2,1 triệu cổ phiếu MSB nhằm mục đích đầu tư tài chính. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, trong thời gian từ 1/8 đến 30/8.

Nếu thành công, con trai bà Liên sẽ giảm lượng cổ phiếu MSB sở hữu từ hơn 4,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,206%) xuống còn 2 triệu cổ phiếu (0,1%). Trong khi bà Liên hiện đang nắm giữ 636.961 cổ phiếu MSB, tương đương 0,032% vốn điều lệ ngân hàng. 

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu MSB hiện giao dịch ở mức 13.500 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, ông Việt Anh có thể thu về khoảng 28 tỷ đồng nếu bán thành công lượng cổ phiếu đăng ký.

Về MSB, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng của ngân hàng đạt 3.548 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 56% kế hoạch năm.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 237.800 tỷ đồng, tăng 11,8% so với thời điểm 31/12/2022. Tổng cho vay khách hàng lũy kế 6 tháng qua đạt gần 136.600 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 13,2% so với đầu năm, cao hơn mức trung bình toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiền gửi khách hàng tháng ghi nhận gần 126.300 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cuối năm 2022, trong đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹ tăng ấn tượt với lần lượt 24% và 30%.

Về các chỉ số an toàn hoạt động, tỷ lệ nợ xấu (NPL) riêng lẻ tại 30/6/2023 của MSB được kiểm soát ở mức 1,73%.

Theo Mạnh Đức (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video