Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng: Nếu có tình trạng ép mua bảo hiểm ở đâu đó, NHNN mong nhận được phản ánh để kiểm tra, xử lý

Ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết, thời gian qua, NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD) trong hoạt động không để tình trạng nhân viên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm mới giải ngân.

Sáng ngày 14/6, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022.

Đáng chú ý, liên quan đến hiện tượng nhân viên ngân hàng "ép" khách hàng mua bảo hiểm, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khẳng định, quy định của pháp luật đã nêu rõ việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện. Các quy định xử phạt hành chính cũng rất cụ thể, nếu có tình trạng ép buộc khách hàng thì ngân hàng sẽ bị xử phạt. 

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD) trong hoạt động không để tình trạng nhân viên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm mới giải ngân. NHNN cũng chỉ đạo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra, nếu phát hiện tình trạng này sẽ xử lý nghiêm theo quy định

"Quan điểm của NHNN, và về phía HĐQT, ban điều hành các TCTD cũng quán triệt nghiêm túc việc này. Đây cũng không phải hiện tượng phổ biến mà chỉ xảy ra ở đâu đó, nếu có tình trạng này, chúng tôi mong nhận được phản ảnh từ phía người dân để kiểm tra, xử lý", ông Phi nói.

Được biết, ngay tại Chỉ thị 01 hồi đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Bộ Tài chính cũng từng có công văn chấn chỉnh tình trạng "bán bia kèm lạc" này, trong đó khẳng định sẽ thanh tra, kiểm tra chuyện ngân hàng, doanh nghiệp "ép" khách vay mua thêm các loại bảo hiểm không liên quan. 

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video