Cổ phiếu HNG tăng nóng, Temasek hoán đổi 200 tỷ trái phiếu HAGL thành cổ phiếu

Temasek hiện đang nắm giữ tổng cộng 2.230 tỷ đồng trái phiếu của Hoàng Anh Gia Lai, trong đó có 1.130 tỷ đồng trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu HNG của HAGL Agrico.

Ngày 20/2, Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã HAG) đã phê duyệt chủ trương hoán đổi 200 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi do HAGL phát hành sang cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico.

Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 3/2017. Với giá chuyển đổi bằng mệnh giá, số trái phiếu trên sẽ được chuyển đổi thành 20 triệu cổ phiếu HNG - tương đương 2,6% số cổ phiếu HNG đang lưu hành.

Với nhiều thông tin tích cực như giá cao su tăng, hơn 12.000 tỷ trái phiếu được gia hạn, cổ phiếu HAG cũng như HNG đã tăng rất mạnh trong vòng 1 tháng qua.

Từ mức giá 6.260 đồng vào ngày 19/1, cổ phiếu HNG hiện đã tăng 51% lên 9.480 đồng vào ngày 20/2. HAG cũng tăng từ mức đáy 4.960 đồng ngày 18/1 lên 7.740 đồng vào ngày 20/2, tức tăng 56%.

Số trái phiếu hoán đổi trên là một phần trong tổng số 1.130 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi phát hành ngày 15/7/2011 cho Northbrooks Investment (Maritis) Pte. Ltd. (“NIMP”) - một công ty thành viên của Tập đoàn Temasek Holdings thuộc chính phủ Singapore.

Temasek có quyền chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu trên sang cổ phiếu HNG từ nay đến ngày đáo hạn, tức ngày 14/7/2017.

Ngoài khoản trái phiếu hoán đổi trên, Temasek còn nắm giữ 1.100 tỷ đồng trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu HAGL. Số trái phiếu này phát hành ngày 31/8/2010 và đáo hạn vào ngày 31/8/2017.

Giá chuyển đổi là 19.645 đồng - cao hơn rất nhiều so với mặt bằng thị giá hiện tại của HAG nên khó có khả năng Temasek sẽ chuyển đổi số trái phiếu này.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video