Cienco 4: Quyền lực trong tay ai?

Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, Cienco 4 giờ đây đã trở thành một “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hạ tầng giao thông, với số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng.

[caption id="attachment_37359" align="aligncenter" width="670"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Ồn ào chuyện thu phí

Mới đây, ông  Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4) - nhà đầu tư và cơ quan chức năng kiến nghị di chuyển vị trí hai trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 1, cầu Bến Thủy 2 (nối quốc lộ 1A qua sông Lam thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) về vị trí phù hợp.

Đồng thời, lãnh đạo này cũng đề nghị khẩn trương giảm mức phí đối với các phương tiện đi lại, đặc biệt tính toán giảm 60% giá vé cho người dân ở huyện Nghi Xuân, một số xã, phường của huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, vị trí đặt trạm thu phí trên không phù hợp với việc đầu tư các công trình đã đầu tư và mức thu phí quá cao (hiện ô tô con là 45.000 đồng/lượt) và điều này là không phù hợp với thu nhập của người dân.

Tuy nhiên, kiến nghị này sau đó đã bị ông Lê Ngọc Hoa, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Cienco 4, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phản đối và cho là "vớ vẩn".

Theo lãnh đạo này, trước khi triển khai dự án, các phương án tài chính, vị trí đặt trạm thu phí, tính toán lưu lượng đã được cả nhà đầu tư, nhà tín dụng, lãnh đạo địa phương và Bộ Giao thông vận tải xem xét, tính toán kỹ.

"Cái đó liên quan gì đến Hà Tĩnh đâu. Trạm thu phí đang nằm ở Nghệ An mà xe là xe cả nước đi qua chứ riêng xe huyện Nghi Xuân đâu", ông Hoa nói.

“Ông chủ” của Cienco 4 là ai?

Những lời phát biểu của Nguyên Tổng giám đốc đã vô tình lôi kéo sự chú ý của công chúng về Cienco 4. Và khi tìm hiểu, một loạt các thông tin bất ngờ về người chủ của “ông lớn” này được làm sáng tỏ.

Cienco 4 tiền thân là Cục Công trình I, được thành lập từ năm 1962 với nhiệm vụ chính là đảm bảo giao thông trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ trên địa bàn khu IV.

Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, Cienco 4 giờ đây đã trở thành một “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hạ tầng giao thông, với số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng.

Năm 2014, Cienco thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với số lượng hơn 16,1 triệu cổ phần, giá trúng bình quân 14.062 đồng/đơn vị.

Tới cuối năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải quyết định thoái toàn bộ 35% vốn nhà nước (tương đương 21 triệu cổ phần) tại đây theo phương pháp thỏa thuận trọn lô cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Theo đó, cùng với 16,5% cổ phần nắm giữ trước đó, Tuấn Lộc chính thức giành được quyền chi phối Cienco 4 - doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hàng đầu Việt Nam.

Việc Tuấn Lộc trở thành công ty mẹ của Cienco 4 khi đó gây ngạc nhiên cho nhiều người bởi chỉ mới vài năm trước, đây vẫn là một nhà thầu ít tên tuổi. Tuấn Lộc chỉ thực sự được biết đến trong khoảng 3 năm gần đây khi tham gia đầu tư vào một số dự án cầu, đường lớn ở phía Nam theo hình thức BOT và mạnh tay chi những khoản tiền khủng để thâu tóm một loạt “đại gia” cùng ngành như Cảng Nghệ Tĩnh, CII, CCI.

Tuy nhiên, hơn một năm sau, Tuấn Lộc bất ngờ thoái sạch vốn tại đây, và danh sách cổ đông lớn của Cienco 4 cũng xuất hiện những nhân vật mới.

Theo đó, tính đến ngày 30/6/2016, Cienco 4 có 4 cổ đông lớn bao gồm CTCP Tập đoàn VPA (27%), CTCP Xây dựng Dũng Hưng (22%), Công ty TNHH XNK và Dịch vụ Tổng hợp Nhật Minh (14%) và Nguyễn Tuấn Huỳnh và người có liên quan (9%).

Đáng chú ý, bà Trương Thị Tâm, từng là cổ đông lớn của Cienco 4 với việc nắm gần 9,6 triệu cổ phần, tương đương 13,32% vốn hồi cuối năm 2015 giờ đây không còn nắm cổ phần nào nhưng hiện đang giữ ghế Phó Chủ tịch HĐQT công ty. Đồng thời, bà Tâm cũng chính là Chủ tịch tại Tập đoàn VPA, cổ đông lớn nhất của Cienco 4, và là vợ của ông Lê Ngọc Hoa.

doanh thu thu phi tang vot

Theo Linh Linh Bizlive

Tags:

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Video