Chứng khoán lao dốc, giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt mốc 62 triệu đồng/lượng

Phiên giao dịch đầu tuần 24/1/2022, giá vàng trong nước đồng loạt tăng giá mạnh, hiện giá bán ra đã vượt mốc 62 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lao dốc, giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt mốc 62 triệu đồng/lượng

Cụ thể, lúc 17h00, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC ở mức 61,5-62,1 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Tương tự, Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng điều chỉnh giá vàng miếng SJC lên 61,5-62,13 triệu đồng/lượng. DOJI đang niêm yết 61,4-62,1 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, hiện giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.840 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương với 50,6 triệu đồng/lượng, rẻ hơn giá vàng trong nước tới 11,5 triệu đồng/lượng. Nếu quy đổi theo tỷ giá trên thị trường "chợ đen", giá vàng thế giới tương đương với 52 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hiện đang ở vùng cao nhất trong 2 tháng qua. Trong tuần này, giới đầu tư đặt nhiều quan tâm về diễn biến và kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). 

Kim loại quý đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế biến động mạnh trước cuộc họp của Fed. Chiến lược gia thị trường cấp cao Frank Cholly của RJO Futures nói với Kitco News rằng với việc thị trường chứng khoán và tiền ảo rơi vào tình trạng bán tháo, dòng tiền đầu tư phải chảy về nơi nào đó và đó chính là vàng.

Trong nước, thị trường chứng khoán và giá vàng ít khi có mối liên hệ với nhau như thị trường quốc tế. Tuy nhiên, diễn biến giá vàng tăng hôm nay cũng khiến nhà đầu tư chú ý khi đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến không mấy tích cực thời gian gần đây. Phiên hôm nay (24/1), thị trường lao dốc khi ghi nhận hơn 850 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng, trong đó có tới hơn 160 cổ phiếu giảm kịch sàn, 114 mã giảm sàn trên HoSE. Nhà đầu tư đua nhau bán mạnh trước kỳ nghỉ lễ dài, tạo áp lực trên thị trường khiến VnIndex giảm 33 điểm về còn 1.440 điểm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video