Chứng khoán BSC: Không chỉ dược phẩm, ngành ô tô có thể hưởng lợi ngắn hạn trong đại dịch virus Corona

BSC cho rằng các doanh nghiệp dược nội địa có tỷ trọng các sản phẩm có nhu cầu cao trong tình hình hiện tại và có hệ thống phân phối rộng lớn sẽ được hưởng lợi giữa dịch virus Corona.

Chứng khoán BSC: Không chỉ dược phẩm, ngành ô tô có thể hưởng lợi ngắn hạn trong đại dịch virus Corona

Dịch cúm viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, nền kinh tế và đặc biệt là tâm lý người dân. Tuy nhiên, với các biện pháp tích cực ứng phó, số ca nhiễm mới theo ngày có dấu hiệu giảm trong 6 ngày gần đây sau khi đạt đỉnh 3.925 ca vào ngày 4/2/2020.

Theo tổng hợp của Chứng khoán BSC từ Worldometers, bệnh dịch có thể nói đã được kiểm soát chặt chẽ và bắt đầu xuất hiện tín hiệu khá tích cực. Lượng người được xác nhận mắc bệnh tăng với tốc độ thấp dần (Ngày 8/2 là 7,92% so với con số ngày 1/2 là 27,48%).

Mặc dù vậy, diễn biến dịch cúm virus 2019 –nCoV vẫn đang diễn biến khá phức tạp do chưa có thuốc chữa hữu hiệu cũng như tính nghiêm trọng tại vùng tâm dịch.

Số người nhiễm Virus COViD-19 (corona) và số tăng hàng ngày

Chứng khoán BSC: Không chỉ dược phẩm, ngành ô tô có thể hưởng lợi ngắn hạn trong đại dịch virus Corona - Ảnh 1.

Nguồn: Chứng khoán BSC tổng hợp.

Nhìn chung, dịch bệnh nCoV (dịch virus Corona) sẽ chủ yếu đa phần có những tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến các ngành kinh tế của Việt Nam. Theo đó, một số ngành bị ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến như hàng không, tiêu dùng, cảng biển, vận tải biển, thủy sản, xi măng, dầu khí. Ngược lại, vẫn có những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành hưởng lợi ngắn hạn do dịch bệnh, đơn cử là ngành dược và ô tô.

Thứ nhất với ngành ô tô, BSC cho rằng thị trường trong nước sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn. Bởi, sản lượng sản xuất ô tô toàn cầu đang trong tình trạng dư cung, trong đó nhiều nhà sản xuất lớn tập trung ở Trung Quốc (GM, Ford, Honda Mortor). Do lo ngại dịch bệnh, các doanh nghiệp đang trì hoãn hoạt động sản xuất, việc này có thể làm giảm bớt sự cạnh tranh do dư cung của ngành, các nước lân cận trong khu vực có thể hưởng lợi từ việc này.

BSC cũng hy vọng các doanh nghiệp có sẵn lượng hàng tồn kho hợp lý sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong ngắn hạn. Tuy nhiên việc suy giảm sức cầu trong trung hạn lại khiến ngành chịu áp lực.

Ngành thứ hai liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người dân, ngành dược. Đối với tình trạng dịch bệnh nCoV đang bùng phát tại Trung Quốc, tâm lý người dân Việt Nam lo lắng khi:

(a) Việt Nam có vị trí địa lí cạnh Trung Quốc;

(b) Khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng khách nước ngoài tại Việt Nam, BSC cho rằng ngành dược sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn.

Trong đó, đối với kênh nhà thuốc, người dân sẽ tăng mạnh chi tiêu nhằm để phòng và chữa bệnh: các sản phẩm thuốc (kháng sinh, hạ sốt,..), các sản phẩm sát khuẩn, sát trùng trong tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng. BSC cho rằng các doanh nghiệp dược nội địa có tỷ trọng các sản phẩm có nhu cầu cao trong tình hình hiện tại và có hệ thống phân phối rộng lớn sẽ được hưởng lợi.

Đặc biệt, ‘ông lớn’ Dược Hậu Giang (DHG) sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ cơ cấu sản phẩm tỷ trọng chính là kháng sinh và giảm đau: Kháng sinh chiếm 38% – 39% doanh thu, Giảm đau chiếm 20% - 21% doanh thu (sản phẩm nổi bật là Hapacol chiếm 17%). Ngoài ra, Công ty còn có lợi thế từ hệ thống phân phối sâu rộng tại 63 tỉnh thành.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video