Chỉ 20% nữ giới "giữ ghế" quản lý cấp cao trong ngành ngân hàng

Nữ giới chiếm khoảng 60% lực lượng lao động đầu vào tại các ngân hàng ở Việt Nam nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số các vị trí quản lý cấp cao...

Chỉ 20% nữ giới "giữ ghế" quản lý cấp cao trong ngành ngân hàng

IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước vừa ký kết thoả thuận hợp tác nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở cấp quản lý trong ngành ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm.

Khi các ngân hàng trong nước phải đối mặt với những thách thức về thu hút và giữ chân người lao động có kỹ năng, sự khan hiếm các lao động nữ tài năng có thể làm gia tăng chi phí nhân sự.

Ngoài việc mở rộng quy mô nguồn lao động, việc giữ chân lao động nữ và thúc đẩy đa dạng giới ở các vị trí lãnh đạo cấp cao còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế như cải thiện hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần, nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy đổi mới, và nâng cao năng suất lao động, cùng nhiều lợi ích khác.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đặt trọng tâm thúc đẩy đa dạng về giới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ ở cấp lãnh đạo.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, các nghiên cứu của IFC cho thấy đa dạng giới ở các vị trí quản lý giúp các công ty đạt kết quả kinh doanh tốt hơn và đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông. "Theo đó, IFC sẽ đóng góp cho nỗ lực này thông qua xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức, và nêu bật giá trị của các hội đồng quản trị và ban lãnh đạo doanh nghiệp có yếu tố đa dạng giới tại các thị trường mới nổi," ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh.

Dựkiến, trong 18 tháng tới, IFC và Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện khảo sát tình hình sử dụng lao động nữ tại các ngân hàng và các rào cản chính đối với việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ tại các vị trí quản lý cấp cao. Với sự hỗ trợ của Chương trình Tư vấn Cải thiện Môi trường Đầu tư (FIAS), dự án cũng sẽ xây dựng một nền tảng học tập thử nghiệm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ các thông lệ tốt trên toàn cầu về phát triển tài năng, quy hoạch cán bộ, và tạo ra môi trường làm việc linh hoạt và đa dạng giới hơn.

Trong khuôn khổ hợp tác này, IFC và Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ giới thiệu Giải thưởng Phụ nữ trong ngành ngân hàng để vinh danh những cá nhân và tổ chức đạt nhiều thành tựu trong thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ thông qua các sáng kiến có ảnh hưởng mạnh mẽ.

Theo Ngân Hà (Vneconomy)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video