Các ngân hàng lớn chưa tăng lãi suất tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng thêm trần lãi suất tiền gửi đối với một số kỳ hạn nhưng lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng thương mại vẫn bất động

Các ngân hàng lớn chưa tăng lãi suất tiền gửi

Sáng 25-10, Vietcombank là một trong những ngân hàng chưa có động thái tăng lãi suất

Cụ thể, từ hôm nay (25-10), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định tăng thêm trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 0,5%/năm lên 1%/năm; đồng thời tăng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5 %/năm lên 6%/năm.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong vòng hơn 1 tháng qua, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tối đa VNĐ cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Lần điều chỉnh trước đó được NHNN thực hiện vào ngày 22-9.

Tuy nhiên, trong sáng 25-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo 4 NH thương mại cỡ lớn (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) cho biết đang cân nhắc trước chính sách lãi suất mới của NHNN. Theo đó, các NH này đang bàn bạc để có sự đồng thuận điều chỉnh lãi suất tiền gửi nhằm giúp thị trường tránh sự xáo trộn.

Trong khi đó, lãnh đạo các NH thương mại Á châu (ACB), An Bình (ABBANK), Xuất nhập khẩu (Eximbank)… cũng cho hay chưa tính đến việc điều chỉnh lãi suất ngay trong ngày 25-10.

Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán VCBS cho rằng lần tăng lãi suất này cùa NHNN tuy phần nào giúp hạ nhiệt tỉ giá tạm thời nhưng sẽ góp phần kích hoạt cuộc đua tăng lãi suất, đặc biệt là tại các NH thương mại vừa và nhỏ, tạo áp lực mạnh mẽ lên mặt bằng lãi suất cho vay vốn có độ trễ nhất định so với lãi suất huy động. Cùng với đó, thanh khoản thị trường liên ngân hàng dù được bảo đảm nhưng lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể (ở mức không thấp hơn 6%).

"Nhìn rộng hơn, từ nay cho tới cuối năm, xu hướng tăng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương lớn vẫn tiếp diễn đi kèm với lạm phát kỳ vọng cao khiến tỉ giá và lãi suất sẽ chưa thể hạ nhiệt. Theo đó, không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh linh hoạt lần lượt các công cụ tỉ giá và lãi suất để bảo đảm tương quan trong chính sách điều hành với các nước trong khu vực và các mục tiêu về ổn định các cân đối kinh tế vĩ mô. Điều này đồng nghĩa VNĐ có thể tiếp tục giảm giá so với USD, mặt bằng lãi suất tiếp tục tăng và quá trình định giá lại các tài sản rủi ro tiếp diễn"- Công ty Chứng khoán VCBS bình luận.

Theo Thy Thơ (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video