Các dự án thủy điện của Hoàng Anh Gia Lai tại Việt Nam đã về tay Bitexco

Công ty Năng lượng Bitexco vừa ký thỏa thuận chào bán cổ phần trị giá 50 triệu USD cho 2 tập đoàn tài chính của Nhật và Singapore.

thuy dien Bitexco

Cách đây 3 năm, trong quá trình tái cấu trúc các lĩnh vực kinh doanh, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – HAG) đã bán đi toàn bộ các dự án thủy điện tại Việt Nam và chỉ giữ lại các dự án thủy điện đang xây dựng tại Lào. Tại Việt Nam, HAGL có 6 dự án thủy điện với tổng công suất 212MW. Tại thời điểm bán đi, 4 trong số 6 dự án đã phát điện và 2 dự án đang xây dựng. Việc thoái khỏi các dự án Thủy điện lúc đó đã giúp HAGL thu về nguồn tiền khá lớn, vào khoảng 2.100 tỷ đồng đồng thời giảm được đáng kể nợ vay. Tuy vậy, bên mua đã không được công bố. Sau 3 năm, bên mua lại cuối cùng đã “xuất hiện”, đó chính là CTCP Năng lượng Bitexco – Bitexco Power, nhánh đầu tư thủy điện của tập đoàn đa ngành Bitexco. Cuối tuần trước, Bitexco Power đã đạt được thỏa thuận chào bán lượng cổ phần trị giá khoảng 50 triệu USD cho tập đoàn tài chính Nhật Bản Orix và ngân hàng Singapore UOB. Bitexco Power được miêu tả là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực điện năng của Việt Nam; vận hành và sở hữu 18 nhà máy thủy điện trên khắp cả nước với tổng công suất đạt gần 1.000 MW. Phần lớn các dự án thủy điện của Bitexco Power có công suất nhỏ, chỉ có 3 dự án có công suất trên 100MW là Đak Mi 4 (208MW), Nho Quế 3 (110MW) và Sê San 3A (108MW)... Điều thú vị là theo thông tin trên website của Bitexco, 6 trong số 18 nhà máy thủy điện mà Bitexco đang đầu tư chính là các dự án ngày trước từng thuộc sở hữu của HAGL.
[caption id="attachment_32290" align="aligncenter" width="599"]cac thuy dien cua HAGL 6 trong số 18 dự án thủy điện của Bitexco là các dự án từng thuộc sở hữu của HAGL. Ảnh: Cafef[/caption]

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2013, HAGL đã chuyển giao các dự án thủy điện của mình sang cho Công ty TNHH Thủy điện Tây Nguyên. Sau một số lần sang tên đổi chủ đến cuối năm 2015, Bitexco Power cùng các công ty liên quan đã chính thức tiếp quản Thủy điện Tây Nguyên.

Cũng trong năm 2015, Bitexco đã mua lại 50% cổ phần của Thủy điện Văn Chấn (Yên Bái, công suất 57MW) từ CTCP Cơ điện Xây dựng (MCG).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video