BIC và BTRE ký kết hợp đồng bảo hiểm dự án nhà máy điện gió Bến Tre V1-3

Ngày 16/7/2020, tại Trụ sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Chi nhánh BIDV Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Bến Tre (BTRE) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho Dự án Nhà máy Điện gió Bến Tre V1-3.

Theo hợp đồng được ký kết giữa 2 bên, BIC sẽ bảo hiểm cho quá trình lắp đặt của Nhà máy Điện gió V1-3 Bến Tre của BTRE.

Đây là dự án nhà máy điện gió ngoài khơi với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, tổng công suất lên tới 110MV, được đặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Dự án có công suất giai đoạn 1 dự kiến 30MV. Giai đoạn 2 – 80MW sẽ triển khai sau khi hoàn thành giai đoạn 1.

Nhà máy Điện gió V1-3 Bến Tre là 1 trong các dự án trong kế hoạch góp phần giúp Chính phủ Việt Nam đạt được công suất điện gió ở mức 2.000MW vào năm 2025 và nằm trong chiến dịch chuyển đổi ngành năng lượng phát thải thấp tại Việt Nam.

Lãnh đạo BIC và BTRE ký kết hợp đồng bảo hiểm Dự án Nhà máy Điện gió Bến Tre V1-3

Tổng Giám đốc BIC Trần Hoài An cho biết: “Bảo hiểm xây dựng lắp đặt là một trong những sản phẩm thế mạnh của BIC. Với năng lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm 15 năm triển khai cung cấp sản phẩm trên thị trường, BIC tự tin và cam kết sẽ đồng hành với BTRE từ quá trình xây dựng lắp đặt đến khi dự án đi vào vận hành với tất cả sự tận tâm và chất lượng dịch vụ tốt nhất”.

Tại Lễ ký kết, Ông Dương Sơn Tùng, Giám đốc Công ty CP Năng lượng tái tạo Bến Tre, đánh giá cao sự chuyên nghiệp, tận tâm của BIC trong việc thu xếp hợp đồng bảo hiểm cho Dự án và khẳng định: “Với sự chuyên nghiệp và hợp tác từ BIDV, BIC, tôi tin tưởng dự án Nhà máy Điện gió V1-3 Bến Tre sẽ được thi công an toàn và đi vào vận hành đúng tiến độ. Tiếp nối sự thành công của Giai đoạn 1 Dự án cũng như nền tảng hợp tác tốt đẹp giữa BIC, BIDV và BTRE, nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre giai đoạn 2 và giai đoạn 3 sẽ sớm được triển khai”.

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video