BIC trao hơn 2,2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Gia Lai

Vừa qua, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức thăm hỏi, động viên và chi trả hơn 2,2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn BIC Bình An cho gia đình hai khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai và Chi nhánh Phố Núi không may gặp rủi ro.

Hai khách hàng được chi trả bảo hiểm là Bà Nguyễn Thị Hiền vay vốn tại Chi nhánh BIDV Gia Lai và Ông Huỳnh Văn Hải, khách hàng của Chi nhánh BIDV Phố Núi. Khách hàng Nguyễn Thị Hiền không may gặp tai nạn giao thông vào ngày 14/08/2020 và không qua khỏi. Trong khi đó, khách hàng Huỳnh Văn Hải tử vong do bị điện giật khi đang kiểm tra khung kèo mái điện năng lượng mặt trời vào đầu tháng 10/2020. Ngay sau khi nhận được thông báo, BIC đã phối hợp với Chi nhánh BIDV Gia Lai và BIDV Phố Núi thăm hỏi, động viên, hướng dẫn gia đình khách hàng hoàn thiện hồ sơ và nhanh chóng chi trả quyền lợi bảo hiểm. Số tiền chi trả cho gia đình khách hàng Nguyễn Thị Hiền là hơn 1,2 tỷ đồng và gia đình khách hàng Huỳnh Văn Hải là hơn 1 tỷ đồng.

Đại diện lãnh đạo BIC và Chi nhánh BIDV trao tiền bảo hiểm cho gia đình khách hàng

Bảo hiểm người vay vốn BIC Bình An là sản phẩm dành cho khách hàng vay vốn tại các ngân hàng có liên kết với BIC trên toàn quốc. Theo đó, BIC Bình An sẽ thay khách hàng chi trả toàn bộ số tiền vay vốn còn nợ ngân hàng tại thời điểm xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, tối đa lên tới 6 tỷ đồng và trợ cấp các chi phí nằm viện do tai nạn, tiền lãi trong thời gian chờ xử lý hồ sơ khiếu nại, chi phí mai táng. Sau 12 năm triển khai, BIC Bình An đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy với khách hàng vay vốn và các ngân hàng. Sản phẩm đã chứng minh tính nhân văn sâu sắc, hỗ trợ hàng chục nghìn gia đình vượt qua khó khăn khi mất đi trụ cột kinh tế. Đối với các ngân hàng, BIC Bình An là một công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu trong trường hợp khách hàng không may gặp rủi ro.

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video