BIC lần thứ 4 liên tiếp lọt vào Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) lần thứ 4 liên tiếp được công nhận là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam theo kết quả Bảng xếp hạng Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2019 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) xây dựng và công bố.

Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng theo các nguyên tắc khách quan và khoa học. Uy tín của công ty được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính: Thứ nhất, dựa trên mô hình phân tích lượng hóa Uy tín trên truyền thông của các đối tượng nghiên cứu; Thứ hai, dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2018 – 2019, có so sánh, đối chiếu và đánh giá với các chuẩn của ngành; Thứ ba, dựa trên nhận định của nhóm chuyên gia trong ngành, kết quả khảo sát khách hàng và kết quả khảo sát các đối tượng nghiên cứu.

Theo đánh giá của Vietnam Report, năm 2019, BIC đứng thứ 6 trong 10 công ty bảo hiểm được công bố trên bảng xếp hạng (tăng 1 bậc so với năm 2018).

BIC hiện là một trong 8 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc và đứng trong Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. Năm 2019, BIC hướng tới mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm Công ty mẹ đạt 2.220 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 223 tỷ đồng.

Việc lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam là sự ghi nhận quý giá của khách hàng, cộng đồng dành cho sự phát triển của BIC trong suốt 14 năm hoạt động, đồng thời cũng là động lực để BIC tiếp tục nỗ lực, cố gắng cải tiến hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ trước, trong và sau bán hàng, khẳng định và phát triển thương hiệu, uy tín của BIC trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video