Bí ẩn khoản nợ gần nửa nghìn tỷ của Cty Mua bán nợ Thế hệ mới

Khá thú vị khi Giám đốc của CTCP Mua bán nợ Thế hệ mới từng là Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán IB, và hiện là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Cty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).

CTCP Mua bán nợ thế hệ mới (THM) vừa công bố thông tin về đợt phát hành 490 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm. Thương vụ được thực hiện vào ngày 28/8/2020. Lô trái phiếu có mã "TP.THM.2020.01", phần nào cho thấy THM còn có kế hoạch phát hành thêm trong tương lai.

Thành lập từ trung tuần tháng 2/2017, THM dường như khá quen thuộc với việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao.

Cập nhật tới cuối tháng 6/2019, công ty này có quy mô vốn chủ sở hữu ở mức 100 tỷ đồng, song phải "gánh" khối nợ phải trả cao gấp 36,36 lần. Trong nửa đầu năm nay, quy mô vốn chủ sở hữu của THM vẫn được giữ nguyên, còn hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 0,95 lần.

Theo tìm hiểu của VietTimes, vị trí giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của THM hiện do ông Nguyễn Văn Hạnh đảm nhiệm.

Vị doanh nhân sinh năm 1980 hiện còn đứng tên tại nhiều pháp nhân khác như: CTCP Đầu tư tài chính VietCam; CTCP Đầu tư và Chia sẻ; CTCP Gumha Việt Nam, CTCP Đầu tư Nước sạch và Môi trường Eco&More (Eco&More). Đáng chú ý, ông Hạnh hiện còn là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).

Trong khi đó, vào tháng 7/2019, Eco&More từng có quãng thời gian ngắn trở thành cổ đông lớn tại Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – Mã CK: GEX).

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Eco&More được thành lập từ năm 2015, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại Biệt thự vườn Đào, ngõ 679 Lạc Long Quân, Hà Nội).

Công ty này được sáng lập bởi 5 cổ đông cá nhân, bao gồm các ông: Nguyễn Quốc Hùng (47% VĐL), Nguyễn Anh Tuấn (35% VĐL), Nguyễn Chi Thành (12% VĐL), Nguyễn Thăng Long (3% VĐL) và Nguyễn I Van (3% VĐL).

Trong đó, ông Nguyễn Quốc Hùng (SN 1965) là Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Alpha (APSC), Thành viên HĐQT CTCP Ligogi 13 (LIC). Ông Nguyễn Anh Tuấn (SN 1976) là cũng là một nhân viên dưới quyền của ông Hùng tại APSC.

Tới tháng 6/2018, Eco&More tăng mạnh vốn lên mức 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Đáng chú ý, tại thời điểm 30/9/2020, CTCP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) – công ty con của Gelex – ghi nhận khoản đầu tư 28 tỷ đồng vào trái phiếu của Eco&More, giảm mạnh so với mức đầu tư 207 tỷ đồng hồi đầu năm.

Số trái phiếu này được bảo đảm bằng cổ phiếu, lãi suất thả nổi nhưng không quá 10,5%/năm và sẽ đáo hạn vào ngày 21/6/2021.

Ngoài THM, dữ liệu của VietTimes cho thấy còn một số công ty cùng ngành nghề khác cũng huy động vốn qua trái phiếu như: Công ty TNHH Mua bán Nợ Galaxy hay CTCP Mua bán nợ Azura.

Theo VietTimes

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video