Áp lực từ thị trường quốc tế, tiền đồng mất giá trong tháng 2

Theo VDSC, tiền đồng mất giá khoảng 0,7% so với cuối tháng 1 nhưng không thay đổi nhiều so với đầu năm. Xu hướng trên diễn ra trong bối cảnh đồng USD bật tăng trên thị trường quốc tế do căng thẳng chính trị Nga - Ukraine.

Áp lực từ thị trường quốc tế, tiền đồng mất giá trong tháng 2

Tại báo cáo về thị trường tiền tệ trong tháng 2/2022, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết thị trường tài chính thế giới đang chao đảo do diễn biến leo thang mới đây của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Trên thị trường quốc tế, chỉ số đồng USD đã tăng 0,7% so với cuối tháng 1 và tăng khoảng 1,5% so với hồi đầu năm.

Trước diễn biến đó, tiền đồng mất giá khoảng 0,7% so với cuối tháng 1 nhưng không thay đổi nhiều so với đầu năm. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng duy trì ổn định ở mức 23.500 đồng/USD từ đầu năm đến nay.

Trong một diễn biến khác, giá vàng trong nước tăng mạnh lên mức 66 triệu đồng/lượng do quan ngại về chiến tranh. Hiện tại, các nước phương Tây gồm Mỹ và EU đang cân nhắc các biện pháp cấm vận đối với Nga.

Xét về giao thương, xuất nhập khẩu với Nga chỉ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam năm 2021, con số này đối với Ukraine là chỉ 0,1%. Do đó, VDSC cho rằng tác động của cuộc chiến tranh đối với Việt Nam phần nhiều sẽ là tác động gián tiếp khi giá dầu Brent nhanh chóng vượt ngưỡng 100$/thùng, và sự tăng giá các hàng hóa cơ bản khác do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt kinh tế. Đồng thời, một ảnh hưởng gián tiếp khác nữa là lộ trình tăng lãi suất của Fed cũng đang là một biến số.

VDSC nhận định, việc dầu thô thế giới duy trì ở trên ngưỡng 100US$/thùng trong thời gian dài sẽ tác động rất tiêu cực đến triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam. Theo đó, việc duy trì môi trường vĩ mô trong nước ổn định là ưu tiên của nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh bất ổn khó lường từ môi trường quốc tế đang gia tăng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video