Áp lực quốc tế ngày càng tăng, VND sẽ vẫn ổn định?

Chiến tranh thương mại leo thang và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục mất giá và đang đứng ở vùng thấp nhất 11 năm...

Áp lực quốc tế ngày càng tăng, VND sẽ vẫn ổn định?

Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần vừa công bố của Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân của công ty chứng khoán SSI (SSI Retail Reseach), trong bối cảnh chờ đợi những tín hiệu rõ hơn từ FED, các đồng tiền trên thế giới gần như đã có một tuần bình lặng và chỉ số đo sức mạnh của đồng USD - DXY duy trì ở mức trên 98. 

Tuy nhiên, đó là cho tới trước ngày thứ Sáu (23/8), phát biểu được chờ đợi của chủ tịch FED tại hội nghị Jackson Hole quá chung chung và bị gạt qua một bên trước những tuyên bố tăng thuế dữ dội từ cả Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc tuyên bố áp thuế 5-10% lên 75 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ 1/9 và 15/12. Gần như ngay lập tức, Trump tuyên bố tăng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỷ hàng hóa Trung Quốc từ 1/10 và từ 10% lên 15% với 300 tỷ hàng hóa còn lại từ 1/9.

Cũng giống những lần trước, sự leo thang bất ngờ của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung lại khiến cho thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Chỉ số DXY giảm 0,53 điểm, về mức 97,64; đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc mất giá 0,75% so với tuần liền trước, về sát mức 7,1 CNY/USD; các đồng tiền trú ẩn như Yên Nhật JPY và CHF của Thụy Sĩ lại quay đầu tăng giá. 

Do thị trường Việt Nam giao dịch sớm hơn nên những biến động trong ngày 23/8 chưa tác động đến thị trường ngoại hối của Việt Nam. Tỷ giá giao dịch USD/VND tiếp tục có một tuần bình lặng, giảm đồng loạt 5đ/USD ở cả hai chiều mua vào- bán ra trên cả thị trường ngân hàng và tự do, về mức lần lượt là 23.145/23.265 và 23.195/23.210. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng 7đ/USD, lên đỉnh mới là 23.127 đồng.

Sang đầu tuần này, tỷ giá trên thị trường và ở các ngân hàng thương mại ngày 26/8 vẫn tiếp tục duy trì ổn định trong khi tỷ giá trung tâm lại quay đầu sụt mạnh tới 13 đồng về 23.114 đồng.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 1,19 tỷ USD trong nửa đầu tháng 8, lũy kế từ đầu năm đến 15/8 thặng dư 2,93 tỷ USD. Theo nhóm phân tích của SSI, cùng với diễn biến tích cực của cán cân thương mại, dòng vốn FDI và ngoại tệ thu được từ bán vốn cổ phần khả quan, mùa kiều hối cũng đang đến gần sẽ gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong thời gian tới, là cơ sở để tin tưởng răng tỷ giá USD/VND sẽ không biến động mạnh dù áp lực quốc tế đang gia tăng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video