Agribank tiếp tục rao bán gần 6.000 tấn thép thế chấp từ năm 2017 và 2018 để thu nợ

Chỉ sau 3 tháng, giá khởi điểm cho lô thép này đã giảm 26 tỷ đồng, tương đương 27%.

Agribank tiếp tục rao bán gần 6.000 tấn thép thế chấp từ năm 2017 và 2018 để thu nợ

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa thông báo bán đấu giá 3 lô thép với tổng khối lượng lên đến 5.966 tấn, giá khởi điểm 69,7 tỷ đồng. Số tài sản trên được lưu kho tại Lô C-3D, KCN Mỹ Phước 3, P.Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Đây là tài sản cầm cố cho khoản vay của Công ty Cổ phần Đầu tư Khang Duy (Công ty Khang Duy) tại Agribank An Phú theo các hợp đồng cầm cố được ký lần lượt tháng 4/2017, tháng 3 và tháng 4/2018.

Trước đó, Agribank An Phú từng đấu giá bán lô thép này với giá 95,7 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 3 tháng, giá khởi điểm cho lô thép này đã giảm 26 tỷ đồng, tương đương 27%.

Agribank cho biết sản được bán đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng tài sản, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức “có sao bán vậy”. Người tham gia đấu giá được tạo điều kiện xem tài sản và tham khảo tất cả các hồ sơ pháp lý có liên quan đến tài sản và hoàn toàn chịu trách nhiệm khi quyết định mua tài sản đấu giá. 

Người tham gia đấu giá tài sản xem xét tài sản và tự xác định chất lượng, số lượng, tình trạng của tài sản theo hiện trạng thực tế. Agribank Chi nhánh An Phú, Agribank AMC LTD và Công ty Đấu giá không chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, tình trạng pháp lý của tài sản đấu giá. Người trúng đấu giá nhận bàn giao tài sản theo hiện trạng thực tế.

Trường hợp tài sản chưa hoàn thiện pháp lý, người mua tài sản đấu giá có trách nhiệm tự liên hệ với chủ sở hữu tài sản (cũ) và các cơ quan, đơn vị có chức năng hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thực hiện thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.

Trường hợp đồng ý tham gia đấu giá có nghĩa là người tham gia đấu giá đã chấp nhận mọi rủi ro đối với việc mua tài sản đấu giá, cam kết không khiếu nại, khiếu kiện và không có các hình thức pháp lý tương tự đối với việc đấu giá tài sản cũng như đối với các nội dung khác có liên quan đến đấu giá.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video