AGM tăng trần 4 phiên sau khi SCIC công bố thoái vốn, Nguyễn Kim hay Lộc Trời sẽ mua?

Sau nhiều năm bê bết, người ta đang chứng kiến sự thay đổi tại Angimex. Trong năm nay, AGM đã có sự thay đổi về nhân sự ban điều hành. Có 6 thành viên HĐQT từ nhiệm và đồng thời bổ nhiệm 4 thành viên khác thay thế. Vị trí chủ tịch HĐQT cũ là ông Cao Minh Lãm đã từ nhiệm và được thay thế bởi ông Nguyễn Văn Tiến.

gao angimex

Dù giá cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã CK: AGM) đang giao dịch dưới mệnh giá nhưng SCIC lại bất ngờ tuyên bố thoái vốn với giá khởi điểm là 19.000 đồng/cổ phiếu. Sau thông tin này, AGM có 4 phiên tăng trần liện tục, từ 9.500 đồng/cổ phiếu lên 12.050 đồng/cổ phiếu.

Ai sẽ bỏ tiền ra mua?

Cổ đông lớn nhất tại Angimex là CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim. Cuối tháng 7 vừa qua, doanh nghiệp này đã tiếp tục mua vào 276.500 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex từ 50,3% lên thành 51,8% (tương đương 9,4 triệu cổ phiếu).

Ngoài Angimex, Nguyễn Kim còn đầu tư vào rất nhiều doanh nghiệp ngành lương thực như Docimexco (mã chứng khoán FDG) hay Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long (Vinlongfood, mã chứng khoán VLF), nhưng trong số những “đứa con” trong ngành gạo của Nguyễn Kim, Angimex là đơn vị có tình hình kinh doanh khả quan nhất, dù đã đi xuống vài năm nay.

SCIC là cổ đông lớn thứ 2 của Angimex với tỷ lệ sở hữu 28,17%. Hồi quý III/2015, SCIC cũng từng tuyên bố thoái vốn khỏi Angimex với mức giá tương tự nhưng không thành.

Vậy lần này, liệu Nguyễn Kim có chấp nhận chấp nhận mức giá cao hơn thị trường để nắm quyền kiểm soát tại doanh nghiệp không thực sự hấp dẫn do biên lợi nhuận thấp và doanh thu phụ thuộc nhiều vào tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam?

Có thể thấy, trong năm nay, Công ty Đầu tư phát triển Nguyễn Kim đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại công ty Dịch vụ Tràng Thi và hiện chỉ còn nắm giữ vốn tại tại CTCP Đầu tư phát triển Vĩnh Hội. Động thái này được đánh giá rằng Nguyễn Kim đang thoái vốn khỏ mảng bất động sản để tập trung nguồn lực cho hoạt động lương thực và dược phẩm hơn.

Ngoài Nguyễn Kim, CTCP Tập đoàn Lộc Trời cũng là một cổ đông nắm gần 5% cổ phần tại Angimex. Từ lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, Lộc Trời đã mở rộng sang kinh doanh lúa gạo để xây dựng chuỗi kinh doanh khép kín. Năm 2015, Lộc Trời đạt 7.856 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế hơn 319 tỷ. Trong đó, doanh thu từ lương thực 2.915 tỷ.

Việc mua lại cổ phần của AGM từ SCIC hẳn cũng không quá khó khăn đối với Lộc Trời.

Angimex có gì hấp dẫn?

Angimex là doanh nghiệp kinh doanh hai mảng chính bao gồm kinh doanh lúa gạo và cung cấp phụ tùng xe máy. Trong đó mảng cốt lõi là phân phối, mua bán lúa gạo đóng góp 75% trong cơ cấu doanh thu và 70% cơ cấu lợi nhuận gộp.

Angimex hiện nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Đặc biệt, Angimex đã phát triển được 2 nhãn hàng gạo tiêu dùng trong nước là An Gia và Mục Đồng.

Sau cơn sốt khủng hoảng lương thực năm 2008, kết quả kinh doanh của Angimex giai đoạn 2009-2013 kém tích cực với lợi nhuận sau thuế giảm dần qua từng năm (mức giảm trung bình 20%/năm) và đạt mức thấp kỷ lục 5,2 tỷ đồng vào năm 2014.

Tuy nhiên, đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế của AGM bất ngờ được cải thiện đáng kể với 47,3 tỷ đồng (tăng 9 lần so với năm 2014) do Việt Nam ký được các hợp đồng xuất khẩu lớn với Philippines và Indonesia.

Đểm nổi bật nhất của Angimex ở thời điểm hiện tại là tỷ lệ cổ tức tiền mặt được duy trì ổn định. Theo thống kê, Angimex luôn thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10-15% giai đoạn 2012-2015. Cuối tháng 6 vừa qua, Angimex đã chi trả cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 20%.

Sau nhiều năm bê bết, người ta đang chứng kiến sự thay đổi tại Angimex. Trong năm nay, AGM đã có sự thay đổi về nhân sự ban điều hành. Có 6 thành viên HĐQT từ nhiệm và đồng thời bổ nhiệm 4 thành viên khác thay thế. Vị trí chủ tịch HĐQT cũ là ông Cao Minh Lãm đã từ nhiệm và được thay thế bởi ông Nguyễn Văn Tiến.

Điều này đang tạo nên những kỳ vọng vào sự trở lại khỏe mạnh và phong độ hơn của doanh nghiệp kinh doanh gạo nổi tiếng đất An Giang này.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Kỳ vọng gì trên thị trường chứng khoán tháng 5?

Giữa “vùng trũng” thông tin và áp lực vĩ mô, thị trường chứng khoán tháng 5 đặt kỳ vọng vào hệ thống KRX như một bước đệm cho sự minh bạch và ổn định dài hạn.

Video