ACB chuẩn bị họp cổ đông bàn chuyện chia cổ tức và tăng vốn

Ngân hàng vừa thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

ACB chuẩn bị họp cổ đông bàn chuyện chia cổ tức và tăng vốn

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB) vừa thông báo 4/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/3.

Theo đó, Đại hội năm nay sẽ được tổ chức vào thứ Sáu ngày 7/4/2022 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.

Cuộc họp nhằm thông qua các tờ trình như: Báo cáo của Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, phương án phân phối lợi nhuận năm 2021; kế hoạch lợi nhuận 2022; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu, phương án phát hành, đăng ký bổ sung và niêm yết bổ sung cổ phiếu;…

Về kết quả kinh doanh ACB, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch năm. 

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.913 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 0,77%.

Về nguồn vốn, số dư tiền gửi khách hàng trong kỳ tăng 7,6% lên 379.921 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm 94.329 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ CASA là 25%; tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm chiếm 283.173 tỷ đồng. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video