A.M.Best tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính B++ của BIC

Vừa qua, tại Singapore, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới A.M.Best đã công bố kết quả tái định hạng tín nhiệm năm 2019 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Theo đó, A.M.Best tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B++ (Tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb, triển vọng nâng hạng là Ổn định.

Kết quả định hạng này được A.M.Best công bố trên cơ sở đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của BIC qua nhiều năm, bao gồm: năng lực tài chính, kết quả kinh doanh, hiệu quả nghiệp vụ, hệ thống quản trị rủi ro.

Cụ thể, sức mạnh tài chính thể hiện qua năng lực vốn hóa dựa trên rủi ro của BIC tiếp tục được duy trì ở mức cao nhất. Hiệu quả hoạt động nghiệp vụ liên tục đạt kết quả tốt với tỷ lệ chi phí kết hợp bình quân 5 năm (2014 - 2018) ở mức 99,1%. Khung quản trị rủi ro của BIC được A.M.Best được đánh giá là phù hợp với quy mô và thực tế hoạt động, đồng thời liên tục được củng cố với sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ BIDV và đối tác chiến lược FairFax.

Năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm hợp nhất của BIC vượt mốc 2,2 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 98 triệu USD), trong đó 90% doanh thu tới từ thị trường trong nước và tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cá nhân.

Ông Trần Hoài An, Tổng Giám đốc BIC, cho biết: “Kết quả tái định hạng tín nhiệm từ A.M.Best đã tiếp tục khẳng định những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh của BIC, bởi việc duy trì kết được kết quả định hạng tín nhiệm cũng không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bảo hiểm không thực sự thuận lợi và cạnh tranh cao như hiện nay. Trong thời gian tới, BIC sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, cơ cấu lại sản phẩm, kiểm soát các chi phí hoạt động, chi phí bồi thường và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu nâng cao mức định hạng trong thời gian tới”. 

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video