4,7 tỉ USD kiều hối chuyển về TP HCM

Bất chấp khó khăn do dịch Covid-19, lượng kiều hối tiếp tục đổ mạnh về TP HCM trong 10 tháng qua.

4,7 tỉ USD kiều hối chuyển về TP HCM

Chiều 3-11, số liệu cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho thấy, trong 10 tháng qua tổng lượng kiều hối đổ về TP ước khoảng 4,7 tỉ USD. Con số này cao hơn đáng kể so với mức 4,2 tỉ USD của 9 tháng đầu năm, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP, dự kiến cả năm nay, kiều hối về TP sẽ đạt khoảng 5,5 tỉ USD tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ nhiều năm nay, kiều hối chuyển về TP tăng bình quân 8-10% mỗi năm. Theo các ngân hàng thương mại, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối...

Với con số khả quan trong 10 tháng qua cho thấy lượng kiều hồi được gửi về nước tiếp tục ổn định. Kiều hối tăng mạnh giúp gia tăng nguồn cung ngoại tệ, góp phần ổn định tỉ giá thời gian qua.

Ngày 3-11, tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.198 đồng/USD, giảm 3 đồng mỗi USD so với hôm qua. Từ đầu năm đến nay, tỉ giá trung tâm chỉ tăng 48 đồng/USD, tương đương mức tăng 0,2%.

Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 23.060 đồng/USD mua vào, 23.270 đồng/USD bán ra, tăng 40 đồng mỗi USD so với hồi đầu năm, tương đương mức tăng chỉ 0,17%.

Đón đầu xu hướng kiều hối thường gia tăng vào cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại cũng liên tục đưa ra chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng nhận kiều hối rồi bán lại cho ngân hàng, chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ…

Theo Ngân hàng Thế giới, năm ngoái kiều hối về Việt Nam đạt 16,7 tỉ USD, tăng dần qua các năm. Dự báo trong năm nay, lượng kiều hối sẽ tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam dù thế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Theo T.Phương (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video