3 Thông tư mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực từ tháng 4/2019, các ngân hàng sẽ bắt đầu được xếp hạng

Từ 1/4, Thông tư 52 Quy định xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
3 Thông tư mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực từ tháng 4/2019, các ngân hàng sẽ bắt đầu được xếp hạng

Ngân hàng sẽ được đánh giá xếp hạng theo 6 tiêu chí

Từ ngày 1/4/2019, Thông tư 52/2018/TT-NHNN Quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, bãi bỏ Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 sau 11 năm được áp dụng.

Theo đó, hệ thống tiêu chí được sử dụng để xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:Vốn (C); Chất lượng tài sản (A); Quản trị điều hành (M);Kết quả hoạt động kinh doanh (E); Khả năng thanh toán (L); Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S).

Quy định mới đã bổ sung thêm tiêu chí (S) vào hệ thống tiêu chí xếp hạng và đã mở rộng đối tượng xếp hạng thay vì chỉ xếp hạng đối với ngân hàng thương mại cổ phần như hiện hành.

Việc xếp hạng này không áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 52.

Căn cứ vào mức điểm xếp hạng đạt được, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào một trong các hạng sau: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D) hoặc Yếu kém (E).

Sửa đổi quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 136/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 13/2017/TT-BTC về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2019. Theo đó:

Đơn vị sử dụng NSNN giao dịch với đơn vị KBNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại (NHTM) có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong một lần giao dịch thì:

Thực hiện rút tiền mặt tại NHTM nơi đơn vị KBNN mở tài khoản theo quy định, trừ trường hợp:

- Đơn vị có khoản nộp KBNN và khoản chi bằng tiền mặt trong cùng một lần giao dịch; đảm bảo sau khi bù trừ, số chi thực tế bằng tiền mặt tại KBNN có giá trị không quá 100.000.000 đồng.

- Đơn vị KBNN trực tiếp chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

(Quy định hiện hành tại Thông tư 13 thì giá trị thanh toán từ 01 tỷ đồng trở lên mới được rút tiền mặt tại NHTM nơi KBNN cấp huyện mở tài khoản).

Ngoài ra, Thông tư 136 còn sửa đổi, bổ sung một số quy định về đăng ký rút tiền mặt, quản lý tiền mặt tại các đơn vị KBNN.

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tài chính vi mô

Theo Thông tư 05/2019/TT-BTC ngày 25/01/2019 hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô (TCVM), hệ thống tài khoản (TK) kế toán áp dụng cho TCVM được chia thành 08 loại  tài khoản. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2019 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2020.

Trường hợp NHNN cần bổ sung TK cấp 1 hoặc sửa đổi TK cấp 1 về tên, ký hiệu, nội dung kết cấu để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, Thông tư 05/2019 cũng quy định về hệ thống báo cáo tài chính của TCVM bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video