1 vốn 4 lời, một doanh nghiệp Việt thu lãi triệu đô từ dịch vụ ngân hàng tế bào gốc

Ngành nghề kinh doanh độc đáo, đón đầu nhu cầu và không có đối thủ cạnh tranh là những yếu tố giúp cho CTCP Hoá – dược phẩm Mekophar (MKP) ngày càng kiếm bộn tiền.

Hoạt động trên địa bàn chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Mekophar trước đây được biết đến là cơ sở sản xuất nguyên liệu kháng sinh. Những năm trở lại đây, Mekophar đa dạng hoá các loại dược phẩm và hướng đến thị trường xuất khẩu là chính. Hiện tại, Mekophar là một trong 5 doanh nghiệp nội địa có doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng

Từ năm 2008, ứng dụng những thành tựu y học, Mekophar mở công ty con chuyên dịch vụ ngân hàng tế bào gốc (Mekostem).

Tế bào gốc là tế bào có khả năng đặc biệt tự thay mới mình và trở thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan thay thế các mô, cơ quan bị mất hoặc tổn thương. Trong các cơ quan, tế bào gốc có vai trò như một hệ thống sửa chữa nội bộ. Nhờ tế bào gốc có thể điều trị các bệnh như ung thư, suy tuỷ và nhiều bệnh nguy hiểm khác, nên nhiều bậc cha mẹ hiện nay lưu giữ tế bào gốc như một biện pháp bảo đảm sức khoẻ tương lai cho con cái.

Hơn nữa, trong trường hợp nếu gia đình có người mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bệnh và mẫu tế bào của con sẽ cao hơn so với mẫu tế bào của người không cùng huyết thống. Vì thế có thể ví cất giữ tế bào gốc như một hình thức “bảo hiểm sinh học”. Năm 1995 là năm đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bệnh máu.

Nhờ những tác dụng ưu việt này mà dịch vụ ngân hàng tế bào gốc của Mekostem rất ăn nên làm ra. Doanh thu từ hoạt động này đã tăng hơn 3 lần từ 16,3 tỷ năm 2012 lên 55,3 tỷ năm 2016. Lãi gộp cũng tăng lên 45,2 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp 82%. Như vậy, bỏ ra 1 đồng vốn thì Mekostem lãi 4 đồng.

Đáng chú ý, mặc dù doanh thu từ dịch vụ tế bào gốc chỉ chiếm 4,4% doanh thu của Mekophar nhưng lợi nhuận gộp từ mảng này chiếm tới 17% lợi nhuận gộp của toàn công ty,

Mekostem có tổng số 1.052 khách hàng trong năm 2015 với chi phí trung bình là hơn 40 triệu đồng cho dịch vụ lưu giữ tế bào gốc. Lượng khách hàng và doanh số năm 2015 lần lượt đạt 150% và 214% kế hoạch. Thông thường, các mẹ sẽ đăng ký lưu giữ tế bào gốc cho con trong vòng 18 năm.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video