"Vua gỗ" gia hạn khoản đặt cọc nghìn tỷ đồng của Vingroup để vượt khó

Gỗ Trường Thành kéo dài thỏa thuận với Vingroup đến năm 2027, giúp khoản tiền đặt cọc hơn 1.000 tỷ đồng cũng được gia hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của công ty.

Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán: TTF) công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần hơn 536 tỷ đồng, tăng mạnh 70% so với cùng kỳ 2021. Hiệu quả kinh doanh của Trường Thành cũng được cải thiện khi biên lợi nhuận gộp tăng từ 11% lên 14%. 

Đặc biệt, doanh nghiệp của Chủ tịch HĐQT Mai Hữu Tín còn ghi nhận một khoản lãi bất thường 21 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá, được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. 

Doanh thu, biên lợi nhuận gộp đều tăng mạnh trong khi các chi phí vận hành được kiểm soát chặt nên Gỗ Trường Thành báo lãi hợp nhất sau thuế 19 tỷ đồng trong quý I. Cùng kỳ năm trước, công ty lỗ đến 39 tỷ đồng.

Tại phiên họp đại hội thường niên tổ chức vào cuối tháng 4, cổ đông Gỗ Trường Thành thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận 72 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành hơn 25% mục tiêu lợi nhuận sau quý I.

Đến hết quý I, lỗ lũy kế của Gỗ Trường Thành giảm còn 3.037 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hiện tại còn hơn 470 tỷ đồng do khoản lỗ lũy kế vẫn quá lớn. Tổng tài sản của doanh nghiệp đạt gần 2.800 tỷ đồng, trong đó lượng tiền mặt chiếm gần 200 tỷ đồng.

Hiện tại, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp một thời gắn với biệt danh "vua gỗ" vẫn còn mất cân đối khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn. 

Vua gỗ gia hạn khoản đặt cọc nghìn tỷ đồng của Vingroup để vượt khó - 1

(Biểu đồ: Việt Đức)

Gỗ Trường Thành từng là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành gỗ tại miền Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn mở rộng với nguồn vốn vay ngân hàng những năm 2010, công ty mất thanh khoản, rơi vào khó khăn.

Năm 2016, Công ty Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát thuộc Tập đoàn Vingroup từng quyết định mua lại 50% cổ phần Gỗ Trường Thành từ nhóm cổ đông sáng lập nhưng cũng đã rút lui sau khi phát hiện nhiều vấn đề bên trong doanh nghiệp. Sau đó, Tập đoàn U&I của đại gia Mai Hữu Tín rót vốn, "giải cứu" Gỗ Trường Thành. Ông Tín trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT công ty.

Cuối năm ngoái, công ty thông báo đã hoàn tất việc tất toán xong khoản nợ quá hạn cuối cùng với Ngân hàng Đông Á. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Gỗ Trường Thành trở lại trạng thái bình thường, có thể vay thương mại với lãi suất bình thường.

Hiện tại, trên sàn HoSE, cổ phiếu TTF đang được giao dịch ở vùng giá 8.900 đồng, vốn hóa doanh nghiệp tương ứng hơn 3.500 tỷ đồng. Cổ phiếu TTF vẫn nằm trong diện cảnh báo HoSE.

Trong văn bản trình bày kế hoạch cải thiện kết quả kinh doanh với HoSE, ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành cho biết đã có nhiều giải pháp để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm nay. 

Trong đó, Gỗ Trường Thành sẽ gia hạn hiệu lực thỏa thuận chỉ định nhà cung cấp chiến lược về nội thất với Vingroup đến tháng 5/2017. Theo đó, khoản tiền 1.032 tỷ đồng mà công ty đã nhận từ Vingroup để đặt cọc theo thỏa thuận cũng được gia hạn thêm 5 năm nữa. Nhờ đó, khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của công ty được đảm bảo.

Công ty cũng cho biết đang đẩy mạnh hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản lớn trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu để đa dạng hóa tệp khách hàng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ chào bán 41,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, Gỗ Trường Thành cho biết sẽ chuyển nhượng các công ty trồng rừng không phù hợp với định hướng phát triển, tập trung thu hồi công nợ, thanh lý hàng tồn kho, tài sản không đem lại hiệu quả để thu hồi vốn sản xuất kinh doanh. 

Theo Việt Đức (Dân trí)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video