"Ông lớn" ngân hàng báo lãi trước thuế gần 13.500 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tiền gửi khách hàng cao nhất Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tỷ

Với mức lợi nhuận gần 13.500 tỷ đồng, ngân hàng đứng thứ 3 trong hệ thống về lợi nhuận, sau Vietcombank và BIDV.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2023.

Trong 6 tháng đầu năm, Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 13.498 tỷ đồng, giảm 11,6% so với cùng kỳ. Với mức lãi này, Agribank đứng thứ 3 trong hệ thống về lợi nhuận, sau Vietcombank, BIDV và đứng trước MB, VietinBank.

Sự sụt giảm lợi nhuận phần lớn đến từ việc chi phí dự phòng tăng 17,8% lên 8.844 tỷ đồng. Ngoài ra, một số mảng kinh doanh của ngân hàng kém khả quan đã kéo tổng thu nhập hoạt động đi xuống (36.028 tỷ đồng, giảm 4%).

Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng giảm 7,9% so với cùng kỳ xuống còn 2.457 tỷ đồng. Đặc biệt, lãi từ hoạt động khác (chủ yếu là từ xử lý nợ) giảm tới 59% xuống còn 2.549 tỷ đồng. 

Ngược lại, hoạt động kinh doanh cốt lãi – thu nhập lãi thuần tăng 6%, đạt 29.696 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng khả quan, đạt 1.270 tỷ, tăng 124%.

Chi phí hoạt động của Agribank giảm 7,4% so với cùng kỳ, còn 13.686 tỷ đồng. Từ đó, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động) được cải thiện, từ 39,4% xuống 38%. Agribank đã cắt giảm đáng kể chi phí cho nhân viên, từ 9.472 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2022) xuống 7.570 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2023), tức giảm tới 20%. Trong đó, chi lương và phụ cấp giảm 22% xuống 6.769 tỷ đồng.

Số lượng nhân viên Agribank (ngân hàng riêng lẻ) sụt giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, giảm 447 người xuống còn 29.144 người.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản Agribank đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 1,5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 1,3% lên hơn 1,46 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 3,8% lên hơn 1,68 triệu tỷ. Hiện Agribank là ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất hệ thống, cao hơn BIDV (hơn 1,54 triệu tỷ đồng).

Nợ xấu Agribank tăng 14% trong 6 tháng đầu năm lên 29.680 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay từ 1,8% lên 2,03%.

"Ông lớn" ngân hàng báo lãi trước thuế gần 13.500 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tiền gửi khách hàng cao nhất Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tỷ - Ảnh 1.
Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video