‘Vua thép’ sẽ đi bán trứng gà

Bên cạnh ngành công nghiệp chế biến thép là chủ đạo, Hòa Phát đang đẩy mạnh phát triển mảng nông nghiệp và dự kiến cung cấp 20 triệu quả trứng gà trong năm 2018.

Thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho biết doanh nghiệp này nhận được đơn hàng xuất khẩu 15.000 tấn thép sang Mỹ. Trong ngày đầu năm, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát xuất trên 4.000 tấn các loại cung cấp thị trường trong và ngoài nước.
[caption id="attachment_85579" align="aligncenter" width="660"] Doanh nghiệp của ông Trần Đình Long bắt đầu đầu tư vào mảng nông nghiệp từ năm 2015. Ảnh: HPG.[/caption]

Đặc biệt, cùng với nhiều đại gia khác bắt đầu chú trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp, trong năm 2018, Hòa Phát dự kiến cung cấp ra thị trường 20 triệu quả trứng gà thương phẩm và gia tăng sản lượng bò Úc.

Ngay trong quý I năm nay, tập đoàn của ông Trần Đình Long dự kiến sẽ đưa ra thị trường lứa heo 3 máu thương phẩm đầu tiên, đồng thời cung cấp heo giống cho thị trường Việt Nam.

Mục tiêu tiêu thụ 20 triệu trứng gà năm 2018 của Hòa Phát vẫn còn kém rất xa so với Dabaco đơn vị lớn trong mảng kinh doanh này với sản lượng hơn 100 triệu quả năm vừa qua. Tuy nhiên, đây cũng được xem là tín hiệu tích cực từ mảng kinh doanh còn khá mới của khi mảng nông nghiệp của "vua thép" chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận hàng năm.

Nguồn cung trứng gà của Hòa Phát chủ yếu đến từ 2 trại gà đẻ thương phẩm với quy mô 600.000 con gà mái đẻ/năm mỗi trại tại Đồng Nai và Phú Thọ. Bên cạnh đó, "vua thép" cũng có một trang trại gà tại Phú Thọ với quy mô 22.000-25.000 con.

Theo cáo bạch năm 2017, mảng nông nghiệp hiện chỉ đóng góp 4,4% vào tổng doanh thu của tập đoàn năm 2016, tương đương gần 1.500 tỷ đồng và khoảng 0,4% vào tổng lợi nhuận doanh nghiệp (xấp xỉ 26 tỷ đồng). Dù vậy, "vua thép" cũng là một trong những doanh nghiệp lớn đổ nhiều tiền vào lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Zing

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video