Xây cầu Việt Trì - Ba Vì qua sông Hồng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11755/VP-KT cho ý kiến về việc cấp phép thi công cầu Việt Trì - Ba Vì qua sông Hồng liên quan đến tuyến đê hữu Hồng, huyện Ba Vì.

[caption id="attachment_44719" align="aligncenter" width="660"]Phối cảnh dự án cầu Việt Trì - Ba Vì. (Ảnh nguồn Internet) Phối cảnh dự án cầu Việt Trì - Ba Vì. (Ảnh nguồn Internet)[/caption]

Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Tổng cục Thủy lợi về việc thỏa thuận để cấp phép thi công cầu Việt Trì - Ba Vì qua sông Hồng liên quan đến tuyến đê hữu Hồng, huyện Ba Vì. Trong đó thống nhất vị trí xây dựng tương ứng K10+400 đê hữu Hồng, xã Phú Cường.

Thời gian thi công, từ ngày có quyết định cấp phép và theo quy định hiện hành đối với mố nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, không được thi công trong mùa mưa lũ hàng năm từ ngày 15/5 đến ngày 31/10.

Được phê duyệt đầu tư từ năm 2015 và chính thức khởi công xây dựng từ tháng 5/2016, dự án cầu Việt Trì - Ba Vì được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, của tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cầu Việt Trì - Ba Vì có tổng chiều dài toàn tuyến là 9,46km, bao gồm cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu. Phần cầu chính vượt sông Hồng có chiều dài 1,56km, đường dẫn phía Phú Thọ dài 0,36km, đường dẫn phía Hà Nội khoảng 7,54km.

Cầu có bề rộng 12m bao gồm 2 làn xe cơ giới rộng 7m, 2 làn xe hỗn hợp rộng 4m và gờ lan can hai bên rộng 1m. Kết cấu của cầu chính gồm 6 nhịp dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực được thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, phần cầu dẫn được thiết kế dạng dầm Super “T”, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.

Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 1.463,0 tỷ đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ làm Nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video