Vốn đầu tư giải ngân qua Kho bạc nhà nước đạt gần 136.000 tỷ đồng

Tính đến ngày 15/6, lũy kế giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2020 đạt hơn 135.809 tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch.

Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến ngày 15/6, lũy kế giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2020 đạt hơn 135.809 tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN.

So với cùng kỳ năm 2019, số lượng giải ngân đã tăng hơn 41.502 tỷ đồng về giá trị, tăng 4% về tỷ lệ so với kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước giải ngân là 128.726 tỷ đồng, bằng 32,8% kế hoạch; vốn ngoài nước kiểm soát, xác nhận qua KBNN làm cơ sở rút vốn ngoài nước là hơn 7.083 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch. 

Vốn đầu tư giải ngân qua Kho bạc nhà nước đạt gần 136.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Các đơn vị phải chạy đua với thời gian nhằm đảm bảo giải ngân đạt kế hoạch. (Ảnh minh họa)

Giải ngân vốn đầu tư qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2019 kéo dài sang năm 2020 là hơn 13.407,5 tỷ đồng/81.931,59 tỷ đồng, đạt 16,4% kế hoạch vốn năm 2019 chuyển sang năm 2020 được xác nhận chuyển nguồn qua hệ thống KBNN.

Dự kiến đến ngày 30/6, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2020 là hơn 153.676 tỷ đồng, đạt 34,2% kế hoạch. So với cùng kỳ năm 2019, tăng hơn 46.526 tỷ đồng về giá trị, tăng 4,4% về tỷ lệ so với kế hoạch vốn.

Trong đó, vốn trong nước giải ngân tính đến hết tháng 6 là hơn 145.513 tỷ đồng, bằng 37% kế hoạch giao kiểm soát chi qua KBNN. Vốn ngoài nước kiểm soát, xác nhận qua KBNN làm cơ sở rút vốn ngoài nước là hơn 8.162 tỷ đồng, bằng 14,4% kế hoạch.

Cũng theo KBNN, lũy kế giải ngân vốn đầu tư kéo dài năm 2019 sang năm 2020 đến thời điểm 30/6/2020 qua hệ thống KBNN ước là 15.269,75 tỷ đồng/81.931,59 tỷ đồng, đạt 18,6% kế hoạch vốn năm 2019 chuyển sang năm 2020 được xác nhận chuyển nguồn qua hệ thống KBNN.

Theo kế hoạch vốn năm 2020 Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN là 449.525 tỷ đồng (không bao gồm vốn cấp thẳng qua Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, phần cấp bù lãi suất qua Ngân hàng Phát triển; Ngân hàng Chính sách và phần vốn điều lệ cấp qua Vụ Tài chính ngân hàng là 21.075 tỷ đồng)./.

Theo Diệp Diệp (VOV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video