VietinBank có gần 290.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Lãnh đạo VietinBank cho biết, năm 2020, ngân hàng dự kiến dành khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, đồng hành, chia sẻ khó khăn với các khách hàng. Tính đến cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giảm lãi suất với 8.352 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

VietinBank có gần 290.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ

Mới đây, ngày 25/9/2020, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã có buổi làm việc với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). 

Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT VietinBank - ông Lê Đức Thọ cho biết đến cuối tháng 8/2020, VietinBank nhận diện 9.614 khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (cả đợt 1 và 2) với dư nợ là 288.708 tỷ đồng, tập trung ở những ngành như: Lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, BOT, xăng dầu; Nông sản/thủy sản, dệt may, đồ gỗ, da giày; Hàng tiêu dùng…

VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 1.583 khách hàng với dư nợ khách hàng là 65.733 tỷ đồng, số tiền cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 9.006 tỷ đồng.

Đối với khách hàng vay mới, tính từ thời điểm 23/1/2020 tới cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giải ngân cho 6.134 khách hàng bị ảnh hưởng với doanh số giải ngân là 246.289 tỷ đồng.

Cùng với đó, VietinBank cải tiến quy trình, thay đổi phương thức giao tiếp với KH để thích ứng với tình hình dịch bệnh, cung cấp đa kênh giao tiếp với KH như: Internet Banking, eFAST, Fax, Email, We-Transfer nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng. 

Lãnh đạo VietinBank cũng cho biết, năm 2020, ngân hàng dự kiến dành khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, đồng hành, chia sẻ khó khăn với các khách hàng. Tính đến cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giảm lãi suất với 8.352 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video