Vietcombank chuẩn bị họp cổ đông bất thường

Cuộc họp nhằm thông qua tờ trình về việc miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028; và một số tờ trình khác (nếu có).

Vietcombank chuẩn bị họp cổ đông bất thường

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) thông báo sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 06/10/2023 tại Hội trường tầng 19, tòa nhà Vietcombank Tower, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội cổ đông bất thường là 05/09/2023.

Cuộc họp nhằm thông qua tờ trình về việc miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028; và một số tờ trình khác (nếu có).

Cũng liên quan đến vấn đề nhân sự của Vietcombank, ngân hàng này vừa thông báo bổ nhiệm cùng lúc 2 Phó tổng giám đốc và người phụ trách Kế toán.

Cụ thể, Vietcombank sẽ miễn nhiệm chức danh kế toán trưởng đối với ông Lê Hoàng Tùng, đồng thời bổ nhiệm ông Tùng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc ngân hàng trong vòng 5 năm. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 15/8/2023. 

Thay thế cho ông Tùng, Vietcombank cũng đã bổ nhiệm bà Lê Thị Huyền Diệu - Trưởng phòng Chính sách tài chính Kế toán trụ sở chính Vietcombank đảm nhiệm chức vụ người phụ trách kế toán của Vietcombank, thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng ngân hàng này.

Ngoài ra, Vietcombank cũng bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc khác là ông Hồ Văn Tuấn. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông Tuấn giữ chức vụ Giám đốc Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch.

Với việc bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới, Ban điều hành Vietcombank có tổng cộng 10 thành viên với ông Nguyễn Thanh Tùng làm Tổng giám đốc và 9 Phó tổng giám đốc.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của Vietcombank đạt lần lượt 20.499 tỷ đồng và 16.420 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2022.

Với con số trên, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận trong ngành ngân hàng, bỏ xa “ông lớn” đứng thứ hai là BIDV (LNTT 13.862 tỷ đồng) và ngân hàng đứng đầu nhóm tư nhân Techcombank (LNTT 11.272 tỷ đồng).

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản Vietcombank dừng ở mức hơn 1,704 triệu tỷ đồng, giảm 109.542 tỷ đồng so với hồi đầu năm, tương đương giảm hơn 6%. Trong đó, dự nợ cho vay khách hàng của Vietcombank tăng 2,9%, lên 1,178 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu nội bảng tăng 25% lên mức 9.783 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên mức 0,83%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện từ mức 317% lên 385%.

Bên phía nguồn vốn, các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước của Vietcombank giảm 65.044 tỷ, xuống còn hơn 2.270 tỷ đồng. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 71.849 tỷ, xuống 160.661 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng tăng hơn 83.385 tỷ (tương đương 6,7%) lên gần 1,327 triệu tỷ đồng.

Theo Mạnh Đức (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video