Việt Nam chưa phê chuẩn TPP năm nay

Chủ tịch nước chưa gửi tờ trình về phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì thế nội dung này sẽ chưa được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.

Thông tin này được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu tại báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV chiều 6/10. Báo cáo này dựa trên tổng hợp các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc xem xét phê chuẩn TPP là nội dung thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét quyết định, tuy nhiên tới thời điểm này cơ quan thường trực của Quốc hội chưa nhận được tờ trình của Chủ tịch nước.

[caption id="attachment_12280" align="aligncenter" width="500"]Đại diện các nước tham gia lễ ký kết TPP hôm nay. Ảnh: USTR TPP đã được ký kết tại New Zealand hồi tháng 2/2016.[/caption]

Ngoài ra, tại phiên họp thứ 3 (tháng 9/2016), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị cân nhắc kỹ thời điểm trình Quốc hội xem xét phê chuẩn cho tình hình trong nước, quốc tế.Vì thế, nội dung liên quan đến TPP được đề nghị "chưa bố trí".

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, về nguyên tắc khi nào Chủ tịch nước trình và cơ quan thẩm tra đảm bảo đủ điều kiện thì đưa vào chương trình kỳ họp. Nhưng cho tới nay chưa có cơ sở trình vào kỳ họp.

Trước đó, cuối tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 2. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương chuẩn bị công việc liên quan đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với đề nghị tiếp tục hoàn thiện hồ sơ tài liệu, đồng thời cân nhắc kỹ thời điểm trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm, dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2 sẽ bố trí theo thông lệ, nhưng để hạn chế trình bày quá nhiều báo cáo trong cùng một buổi, dự kiến một số phiên họp sẽ báo cáo tờ trình tại phiên họp hội trường trước khi thảo luận tại tổ.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ tăng thời lượng thảo luận kinh tế xã hội từ một ngày lên 1,5 ngày; bố trí muộn hơn thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách để các đại biểu Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu.

Do vậy, dự kiến Quốc hội làm việc thêm một ngày thứ Bảy, nên kỳ họp thứ 2 sẽ họp trong 24 ngày.

Theo vnexpress

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video