VIB chi hơn 2.100 tỷ tạm ứng cổ tức tiền mặt vào ngày 3/3

Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 10/2. Với lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 là 8.400 tỷ, ngân hàng có thể chia cổ tức tiền mặt lên đến hơn 28%.

VIB chi hơn 2.100 tỷ tạm ứng cổ tức tiền mặt vào ngày 3/3

HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB – Mã: VIB) vừa thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền tạm ứng gần 2.108 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức dự kiến ngày 3/3/2023.

Ngày chốt danh sách cổ đông để nhận tạm ứng cổ tức là ngày 10/2.

Nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối, gồm lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế 3 quý đầu năm 2022 là 1.542,67 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mới đây, VIB đã công bố Nghị quyết ĐHCĐ, trong đó, dựa trên dự phóng lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 là 8.400 tỷ, ngân hàng có thể chia cổ tức tiền mặt lên đến hơn 28%. 

Trong khi đó, kết thúc năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế của VIB đạt 8.461 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với năm 2021. Lợi nhuận chưa phân phối ở mức hơn 9.030 tỷ đồng, tăng 30% so với hồi đầu năm.

Trước đó, thực hiện hướng dẫn của NHNN, các ngân hàng, trong đó có VIB đã không chia cổ tức tiền mặt trong 3 năm 2020-2022. Thay vào đó, VIB đã chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông trong với tỷ lệ 20% trong năm 2020, 40% trong năm 2021 và 35% trong năm 2022, chưa kể ESOP và cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.

Trên thị trường, cổ phiếu ngân hàng VIB đã có chuỗi hồi phục tích cực trong tháng 1/2023 với mức tăng gần 24% từ mức giá 19.000 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 30/12/2022). Đồng thời, thanh khoản của VIB cũng tăng mạnh, với khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt 4,5 triệu đơn vị/phiên.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video