Vì sao vàng tạm mất đi sức hấp dẫn?

Một điều khá rõ ràng là việc Fed tuyên bố cắt giảm lãi suất khẩn cấp và sức mạnh của đồng đô la gần đây đã khiến các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào những tài sản rủi ro hơn.

Vì sao vàng tạm mất đi sức hấp dẫn?

Hôm 9/3 vừa qua, giá vàng tiếp tục giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán chứng kiến ​​ngày tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,318%. Tiềm năng tăng giá vàng đã bị giới hạn ở mức tăng nhanh qua đêm khi kim loại quý này trong thời gian ngắn vượt mốc 1.700 USD/ounce và sau đó giảm trở lại khoảng 1.680 USD.

Chiều 10/3, hợp đồng tương lai vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex giao dịch ở mức 1.651,20 USD/ounce, giảm 1,46% trong ngày. Vàng giao ngay ngày 10/3 đóng cửa ở mức 1649,30 USD/ounce sau khi giảm 30,7 USD/ounce.

Sang ngày hôm nay 11/3, giá vàng hồi phục đôi chút lúc đầu phiên, có thời điểm lên gần 1.665 USD/ounce nhưng sau đó cũng đảo chiều và hiện giao dịch quanh 1.658 USD/ounce.

Điều bất thường này được nhiều chuyên gia giải thích là do áp lực chốt lời tăng mạnh sau khi vàng lên đỉnh 7 năm trong phiên đầu tuần. Còn theo chỉ số vàng Kitco, trong tổng mức sụt giảm 30,7 USD thì 28,4 USD được cho là do sức mạnh của đồng đô la gây ra.

Trong 3 tuần qua, chính sự suy yếu của đồng đô la đã đóng góp một phần lớn cho lợi nhuận của việc đầu tư vàng. Về bản chất, chỉ số USD đã mất khoảng 5% giá trị. Tuy nhiên, đồng đô la đã bắt đầu mạnh trở lại hôm 10/3, đóng cửa ở 96,43 điểm. Điều đáng chú ý về động thái này là thực tế đồng đô la đã giảm xuống mức thấp nhất trong ngày 09/3 ở mức 94,69 điểm. Đây sẽ là điểm đảo ngược hợp lý đối với đồng USD sau khi đã giảm 12 điểm trong 13 ngày trước đó.

Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng cho thấy sự trở lại ấn tượng với chỉ số Dow Jones tăng 4,89%, Standard & Poor’s 500 và NASDAQ composite đều tăng 4,95%.

Sự đảo ngược mạnh mẽ và nhanh chóng này xảy ra dựa trên khả năng chính phủ sẽ ban hành một biện pháp kích thích nữa khi Fed đã cạn kiệt công cụ để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế trên mức mục tiêu trước tác động của dịch bệnh.

Đây là sự thay đổi trọng tâm của lớp tài sản trú ẩn an toàn, đã tăng lên đáng kể do chính sách kích thích từ chính phủ khi ông Trump tuyên bố kế hoạch cắt giảm thuế liên bang - chính sách này được cho là hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ công cụ nào mà Fed có thể sử dụng. Một điều khá rõ ràng là việc Fed tuyên bố cắt giảm lãi suất khẩn cấp và sức mạnh của đồng đô la gần đây đã lấy đi sự tập trung vào vàng và khiến các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào những tài sản rủi ro hơn.

Sự lao dốc của giá vàng, bạc, bạch kim và paladium là kết quả trực tiếp từ sức mạnh của đồng đô la. Vì vậy, giá của các kim loại quý trong tuần tới sẽ liên kết chặt chẽ với các động thái trong chỉ số đô la.

Scotiabank vẫn dự đoán vàng sẽ nhanh chóng quay đầu tăng trở lại trong bối cảnh thế giới có rất nhiều bất ổn, thị trường dầu mỏ hỗn loạn sau khi Saudi Arabia hạ giá bán chính thức do bất đồng với Nga trong vấn đề sản lượng. Dự báo giá vàng của ngân hàng trong năm đã tăng lên 1.750 USD/ounce so với mức trung bình năm là 1.650 USD/ounce.

Tham khảo: Kitco

Theo Nhịp Sống Việt

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video