Vì sao doanh thu trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh cao gấp đôi VinMart+, gấp 1,3 lần Co.op Food?

Sự khác nhau của doanh thu từng cửa hàng đến từ 4 yếu tố: Giá thành sản phẩm; Chất lượng sản phẩm; Sự đa dạng của sản phẩm; Sự tiện lợi (số cửa hàng, vị trí).

Vì sao doanh thu trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh cao gấp đôi VinMart+, gấp 1,3 lần Co.op Food?

Mặc dù Việt Nam là nước trong top tỉ lệ đô thị hóa thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ 35% trong khi ở Phillipines và Thái Lan thì tỉ lệ này lần lượt là 44% và 53%, nhưng lại là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất, dự đoán hơn 2,6%/năm cho giai đoạn từ 2015 đến 2020. Tốc độ đô thị hóa nhanh là mảnh đất màu mỡ cho ngành bán lẻ, theo Công ty chứng khoán ngân hàng quân đội MBS nhận định.

Với thị trường đô thị, ngành bán lẻ cạnh tranh gay gắt nhất tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Sự cạnh tranh diễn ra giữa các siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử.

Ví dụ tại các thành phố lớn, mô hình siêu thị gồm các đại diện lâu năm như Co.op Mart, Citimart, cạnh tranh ngày càng tăng do sự gia nhập của các tên tuổi nước ngoài như Lotte, Aeon hay sự nổi lên của VinMart. Điều này khiến miếng bánh thị phần của từng người chơi nhỏ lại. Hiện nay ngoại trừ Co.op Mart và VinMart, các chuỗi BigC, Aeon Citimart, Metro đều có kết quả kinh doanh đi ngang hoặc sụt giảm, theo thông tin từ công ty chứng khoán Bản Việt.

Một trường hợp khác trong ngành bán lẻ thực phẩm là mô hình minimart. Đây là các "siêu thị thu nhỏ" với diện tích từ 150-300m2, phục vụ đa dạng các mặt hàng từ hàng tiêu dùng cá nhân/gia đình đến các loại thực phẩm. Hiện trên thị trường có 4 chuỗi minimart lớn: Bách Hóa Xanh, Co.op Food, Satrafoods và VinMart+.

Doanh thu tính trung bình trên mỗi cửa hàng của các minimart này cũng có sự khác biệt do chiến lược khác nhau. Thống kê của MBS thời điểm tháng 7/2019 cho biết doanh thu của Bách Hóa Xanh tính trên từng cửa hàng đạt 1,3 tỷ đồng/tháng. Trong khi đó Co.op Food đạt được mức 1 tỷ đồng/tháng hay VinMart+ là 520 triệu đồng/tháng.

Vì sao doanh thu trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh cao gấp đôi VinMart+, gấp 1,3 lần Co.op Food? - Ảnh 1.

MBS cho rằng doanh thu từng cửa hàng của các nhà bán lẻ thể hiện sự thành công của một chuỗi bán lẻ hiện đại. Sự khác nhau của doanh thu từng cửa hàng đến từ 4 yếu tố: Giá thành sản phẩm; Chất lượng sản phẩm; Sự đa dạng của sản phẩm; Sự tiện lợi (số cửa hàng, vị trí).

Với Bách Hóa Xanh, công ty chứng khoán này đánh giá đạt 5/5 điểm bởi giá tương đương với chợ, mặt hàng đa dạng, tỷ trong đồ tươi sống cao và hoa quả nhập khẩu, chất lượng 30% đạt Vietgap.

Với chuỗi VinMart+ được chấm ở mức 4,5/5 do có lợi thế giá khuyến mãi từ VinID, chất lượng thực phẩm 30-50% từ VinEco, tuy nhiên mặt hàng chưa đa dạng, không có nhiều loại đồ tươi sống.

Với Co.op Food được đánh giá 5/5 với giá tương đương với chợ, tỷ trọng đồ tươi sống cao và 80% thực phẩm đạt Vietgap.

Như vậy để giải quyết bài toán tăng doanh thu trong 4 yếu tố trên, cải thiện sự tiện lợi là khó nhất bởi mang tính khách quan khá lớn. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đều có các tiêu chí chọn vị trí giống nhau (số dân cư, số lượng giao thông đi lại, mức độ giàu có v..v..). Tuy nhiên, công ty nào có đội ngũ tìm mặt bằng tốt hơn sẽ tìm được nhiều vị trí đẹp trước, dẫn tới nhiều hơn về số lượng cửa hàng.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video