Vì sao doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng?

Đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhưng có vẻ như việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính...

[caption id="attachment_63943" align="aligncenter" width="600"] Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.[/caption]

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Trần Văn Tần - Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn, NHNN cũng chỉ đạo giảm lãi suất trần cho vay đối với lĩnh vực này. Đầu năm 2017 NHNN đã có văn bản gửi cho ngân hàng thương mại (NHTM) các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng đề nghị có các giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của VCCI thì tỉ lệ không nhỏ doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Ông Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế cho rằng, vốn là một trong những điều kiện đầu vào rất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, việc tới trên dưới một nửa doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng thì rõ ràng đang có một cái đứt quãng về nguồn lực và điều này sẽ có rất nhiều cái hệ luỵ. Xét trên thực tiễn, ông Phong cho rằng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một bộ phận lớn chưa tiếp cận được nguồn vốn có thể có 3 lý do: Thứ nhất, về mặt khách quan, bản thân doanh nghiệp đó có thể có vốn tự có hơn nữa lại là doanh nghiệp hoạt động nhỏ chưa có chiến lược hoạt động dài hạn và đã tự thoả mãn với nguồn vốn của chính mình. Nhiều hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ thường thực hiện phương án này cho an toàn.

Thứ hai, rất có thể lãi vay (tuy đã hạ rồi) vẫn còn cao so với lãi mà họ có thể có, vì thế họ ngại không muốn tiếp cận vì lãi quá cao.

Thứ ba là nhóm không đủ điều kiện bao gồm điều kiện thế chấp, không đủ điều kiện viết dự án tốt, rồi không tạo được lòng tin cho ngân hàng…

Ở góc độ Hiệp hội, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ thêm những vướng mắc lớn đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đó là không chứng minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách rành mạch (quá khứ, hiện tại và cơ hội tương lai), phương án kinh doanh để vay vốn sức thuyết phục không cao, không thuyết phục được một cách rõ ràng…

Ông cũng cho biết, về phía ngân hàng gần như là e sợ bị hình sự hoá. Vấn đề này đã có kiến nghị rồi, nếu cán bộ ngân hàng làm đúng quy trình, làm chuẩn, làm tốt rồi còn phía rủi ro do thị trường thì mình phải xem xét vấn đề này. Chủ yếu là do ngân hàng không phải là họ không nghĩ đến đột phá mà do họ sợ mình làm không khéo thì liên quan đến pháp luật hình sự.

“Còn tháo gỡ, ngân hàng đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng cái căn cơ đầu tiên để bước vào biện pháp đó theo tôi cảm nhận là phải thay đổi triệt để tư duy, coi khu vực 70% không tiếp cận được vốn, không đáp ứng được điều kiện vay đừng nhìn họ là chỗ rủi ro mà nên lọc ra trong đó độ 10% nhìn thấy tiềm năng để tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, bởi vì hai bên quan hệ với nhau thì phải đảm bảo nguyên tắc là công bằng. Anh cho doanh nghiệp vay, anh được phần lãi thì anh cũng phải chấp nhận một phần rủi ro. Thứ hai, nên thiết kế lại điều kiện cho doanh nghiệp vay cho phù hợp, ngân hàng phải tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp những điểm mà doanh nghiệp còn hạn chế” – ông Tô Hoài Nam nói.

Về phía NHNN, ông Trần Văn Tần cho biết, NHNN rất coi trọng và đã chỉ đạo rất quyết liệt các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng khách hàng quan trọng của các tổ chức tín dụng với dư nợ hiện nay gần 4 triệu tỉ đồng, và hàng triệu khách hàng đang còn dư nợ.

Cụ thể, từ năm 2014 tỉ lệ cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 53%; năm 2015 tăng 62% và tính đến tháng 4/2017 là 66%; tín dụng ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, để duy trì tỉ trọng GDP của khu vực này ở mức là từ 39 đến 40%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng thì nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp năng lực quản trị và khả năng tài chính còn hạn chế, báo cáo tài chính còn chưa được kiểm toán và không công khai minh bạch để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng thẩm định để quyết định cho vay.

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền ở các địa phương tích cực triển khai các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, các hội nghị triển khai chương trình này đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, các sở, ngành để cùng xem xét giải quyết. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự cố gắng nâng cao khả năng tài chính, các thông tin phải minh bạch…

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video