Vedan “rất bất ngờ” vì phải ký hợp đồng với TKV mới được nhập than

Đại diện Vedan cho biết, họ rất bất ngờ khi nhận được thông báo muốn nhập khẩu than trực tiếp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ hoặc phải ký Hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn TKV hoặc Tổng công ty Đông Bắc.

[caption id="attachment_37189" align="aligncenter" width="640"]tru so vedan Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam xin nhập khẩu than trực tiếp.[/caption]

CTCP Hữu hạn Vedan Việt Nam mới có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện các Bộ ngành Bộ Tài chính, Công Thương, Tổng cục Hải quan về việc xin phép nhập khẩu than trực tiếp.

Tại công văn này, Vedan Việt Nam cho biết, ngày 27/6 vừa qua, trong buổi làm việc với Chi cục Hải quan Long Thành – Đồng Nau, công ty được hướng dẫn việc nhập khẩu than phải thực hiện theo một nội dung trong Thông báo 346 ngày 26/8/2014 đó là công ty muốn nhập khẩu than trực tiếp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ hoặc phải ký Hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoặc Tổng công ty Đông Bắc.

“Công ty chúng tôi thực sự rất bất ngờ trước thông tin này. Do công ty chúng tôi hiểu Thông báo 346 là văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhập khẩu than đối với các doanh nghiệp nhà nước (vào đầu năm 2015 Vedan mới sử dụng than – PV) và Phó thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan về những nhiệm vụ cần thực hiện”, văn bản của Vedan nêu.

“Công ty chúng tôi nghĩ rằng thông báo này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước mà không ý thức được rằng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ”, Vedan cho biết thêm.

Hơn nữa, cũng theo đại diện Vedan, Vedan mới biết đến thông báo nêu trên do thời gian quá cấp bách, không có thời gian tìm hiểu và làm việc với 2 doanh nghiệp TKV và Tổng công ty Đông Bắc về việc ký Hợp đồng nguyên tắc vì còn liên quan đến nhiều yếu tố cần thương lượng giữa các bên như chủng loại than, chất lượng, giá cả, vận chuyển…

Theo đó, Vedan cho rằng, nếu thực hiện, công ty sẽ gặp phải những khó khăn và tổn thất nặng nề. Cụ thể, theo kế hoạch vào cuối tháng 10/2016 sẽ nhập 1 chuyến tàu than số lượng 31.500 tấn và sau đó còn 6 chuyến tàu than đã ký hợp đồng sẽ nhập khẩu để kịp chạy nhà máy điện phục vụ sản xuất của công ty.

Như nếu công ty không được nhập than, các nhà máy sản xuất bột ngọt, tinh bột, xut-axit, phân bón… sẽ phải dừng hoạt động.

“Không những gây nên sự tổn thất các loại nguyên vật liệu công ty đã mua, ảnh hưởng đến sản xuất của công ty và cung ứng hàng hoá cho thị trường cũng như khách hàng đã ký hợp đồng trong và ngoài nước, hơn nữa công ty còn phải gánh chịu tổn thất nặng nề về mặt kinh tế do vi phạm điều khoản của hợp đồng”, Vedan cho hay.

Cũng theo Vedan, công ty vì vi phạm điều khoản của hợp đồng nên phải bồi thường số lượng than đã ký hợp đồng và tàu vận chuyển than và còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty, gây nên những tổn thất không thể bù đắp được…

Tại văn bản này, Vedan cũng cho biết, Vedan đã xây dựng Lò hơi đốt than phun công suất 307 tấn hơi/giờ được thông qua thẩm định công nghệ khoa học theo pháp lật và đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cung cấp điện năng và hơi nóng phục vụ toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo an toàn nguồn năng lượng cần thiết trong sản xuất.

Để vận hành nhà máy điện ổn định, công ty này phải sử dụng công nghệ đốt than phun với công nghệ cao. Do đó đòi hỏi chất lượng than phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thiết bị, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị và hiệu suất sử dụng.

Trong quá trình đầu tư và sản xuất, hàng tháng công ty này đều nhập than từ nước ngoài để sử dụng, trung bình mối tháng, công ty này nhập khoảng 31.500 tấn. Hiện Vedan Việt Nam đã thông qua chi nhánh Vedan tại Đài Loan ký hợp đồng dài hạn với Mitsui Group (Nhật Bản) để mua than đến hết tháng 3/2017.

Theo Bizlive

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video