Vay gần 60.000 tỷ đồng để đầu tư, những ai là chủ nợ của Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam?

Do vay nợ lớn bằng ngoại tệ nên biến động tỷ giá tác động rất lớn đến lợi nhuận của Tổng Công ty Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cùng với Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là 2 đầu mối phát triển các dự án đường cao tốc thuộc Bộ Giao thông vận tải.

VEC đã đầu tư và vận hành một số tuyến đường cao tốc quan trọng như Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi...

Mỗi dự án do VEC đầu tư đều có quy mô lên đến vài chục nghìn tỷ đồng, do vậy doanh nghiệp này có tổng tài sản khá lớn, đạt hơn 89.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2017. Trong số các doanh nghiệp nhà nước và không tính ngân hàng, quy mô tài sản của VEC chỉ đứng sau 5 tập đoàn PVN, EVN, TKV, Viettel và VNPT.

Mặc dù có quy mô tài sản lớn nhưng vốn chủ sở hữu lại khá nhỏ, đạt 9.800 tỷ đồng (vốn điều lệ của VEC chỉ ở mức 1.000 tỷ đồng).

Phần còn lại là các khoản vay và phải trả lên đến gần 79.000 tỷ đồng - gấp gần 8 lần vốn chủ sở hữu; bao gồm 18.300 tỷ nợ ngắn hạn và 60.500 tỷ đồng nợ dài hạn.

Chủ nợ lớn nhất của VEC là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) với tổng dư nợ gốc tính đến cuối năm 2017 là hơn 1,3 tỷ USD, tương đương gần 30.000 tỷ đồng. Khoản vay lớn nhất trị giá 773 triệu USD được dùng để đầu tư cho dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Bên cạnh ADB, VEC cũng vay 25.000 tỷ đồng (123,8 tỷ JPY) từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một số khoản vay khác đến từ World Bank.

Các khoản vay trên thường có thời hạn dài, từ 20-30 năm và có lãi suất khá thấp. Do vay lượng ngoại tệ rất lớn bằng Yên Nhật và USD để đầu tư các dự án nên biến động tỷ giá tác động rất mạnh đến kết quả kinh doanh của VEC.

Năm 2016, VEC ghi nhận khoản lỗ tỷ giá gần 2.200 tỷ đồng - đây là nguyên nhân chính khiến công ty lỗ trước thuế 903 tỷ đồng. Sang năm 2017 khi tỷ giá ổn định hơn, lỗ tỷ giá chỉ còn 368 tỷ đồng và VEC có lãi 938 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video