VAMC rao bán tài sản bị siết nợ của bông hồng vàng Phú Yên

Công ty cổ phần bán đấu giá Lam Sơn vừa đưa giá khởi điểm cho khối tài sản bị siết nợ của đại gia Phú Yên là 1.208 tỷ đồng và đấu giá theo phương pháp bỏ phiếu gián tiếp.

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa thông báo đấu giá tài sản của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Phú Tài. Thuận Thảo Nam Sài Gòn được thành lập năm 2004 bởi bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Thuận Thảo, người được mệnh danh là "bông hồng vàng" Phú Yên.
[caption id="attachment_103604" align="aligncenter" width="600"] Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch CTCP Thuận Thảo, doanh nghiệp từng sở hữu bến xe tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.[/caption]
VAMC cho biết, tới 30/6 tổng nợ gốc và lãi khoản nợ này là hơn 2.378 tỷ đồng. Trong đó, số nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 92 khách hàng cá nhân tại VAMC là trên 1.905 tỷ đồng, gồm 939 tỷ đồng nợ gốc và 966 tỷ tiền lãi. Công ty của đại gia Phú Yên và 3 cá nhân khác cũng có khoản nợ tại BIDV chi nhánh Phú Tài gần 473,4 tỷ đồng, trong đó 269.000 tỷ nợ gốc và 204,4 tỷ đồng lãi. Các khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản như trụ sở công ty tại 100B đường Bùi Thị Xuân, quận 1 TP.HCM, có diện tích 275 m2; hai lô đất có tổng diện tích 22 ha ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM và 5,2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Thuận Thảo (mã chứng khoán: GTT) thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh. Giá khởi điểm cho khối tài sản siết nợ của đại gia Phú Yên là 1.208 tỷ đồng. Phương thức đấu giá sẽ được thực hiện bằng bỏ phiếu gián tiếp và kết quả thông báo vào ngày 24/8. Trước đó đầu tháng 5, BIDV Phú Tài có văn bản đề nghị VAMC thêm thời gian đấu và điều chỉnh giá khởi điểm rao bán khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 cá nhân liên quan từ 845 tỷ đồng lên 1.208 tỷ đồng. Lý do được ngân hàng đưa ra là "số lượng tổ chức nộp hồ sơ đăng ký đến hạn cuối 18/5 rất ít". Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp do bà Võ Thị Thanh – Chủ tịch HĐQT Thuận Thảo thành lập từ năm 2004 sau thành công trong lĩnh vực vận tải hành khách. Cổ phiếu niêm yết trên sàn TP.HCM (đã bị hủy niêm yết bắt buộc và đang niêm yết tại UPCOM) cũng xuống sâu dưới mệnh giá, nhưng thường xuyên không có giao dịch. Từng có vốn chủ sở hữu đạt 450 tỷ đồng, nhưng tới cuối 2016, Công ty cổ phần Thuận Thảo âm hơn 420 tỷ đồng, không còn vốn lưu động để hoạt động, trong khi chi phí lãi vay và chi phí phạt chậm nộp thuế phát sinh không ngừng. Cuối tháng 2/2017, Cục thuế tỉnh Phú Yên đã hủy bỏ giá trị sử dụng toàn bộ hóa đơn, bao gồm cả tem, vé và thẻ, do doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng mà không thanh toán được. Trước đó, giữa 2016, doanh nghiệp đã bị hủy niêm yết toàn bộ 43,5 triệu cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM, do âm vốn chủ sở hữu. Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo, là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng. Bà từng được tôn vinh vì nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng Thuận Thảo thành công ty nghìn tỷ. Với những thành tích đạt được, bà Thanh được vinh danh là “Bông hồng vàng”.

Theo Anh Quân Zing

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video