USD tăng mạnh gây sức ép lên giá vàng

Sự tăng giá trở lại của USD và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Feb) dự kiến tăng lãi suất khiến giá vàng chững lại. Đánh giá về xu thế giá vàng tuần tới, các chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào động thái liên quan tới đồng USD.

Mở cửa phiên giao dịch ngày 28/8, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở mức 66 - 66,8 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với hôm qua. Nhẫn tròn trơn niêm yết ở mức 51,85 - 52,55 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước đó.

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết vàng SJC ở mức 66 - 66,8 triệu đồng/lượng. Mức giá này giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Trên thị trường quốc tế, sáng 28/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.738 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với cuối phiên giao dịch hôm qua. Theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank (23.550 đồng/USD), giá vàng thế giới khoảng 49,8 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Giá vàng tương lai giao tháng 10/2022 trên sàn Comex New York tăng 12,9 USD lên 1.751,5 USD/ounce.

Tuần qua, giá vàng thế giới chịu sức ép chính từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những thông tin kinh tế tích cực như thị trường lao động Mỹ tốt lên; kinh tế Đức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng đã đẩy giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng 1.730 USD/ounce.

Kết quả khảo sát vàng tuần tới của Kitco News không cho thấy một bức tranh rõ ràng nào về thị trường vàng trong tuần tới. Theo đó, có 38% nhà phân tích cho rằng giá vàng tăng và 38% cho rằng giảm trong tuần tới và 25% ý kiến trung lập.

Trên thị trường tiền tệ trong nước, ngày 28/8, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.212 đồng/USD, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức 22.550 - 23.400 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Tỷ giá USD được Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) niêm yết ở mức 23.260 - 23.570 đồng/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Theo Quỳnh Nga (Tiền Phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video