UBCKNN đang phối hợp, xem xét xử lý vi phạm bán cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết

Hiện, UBCKNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Sáng 11-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, cơ quan này đã nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS lúc 17 giờ 45 ngày 10-1 của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC, niêm yết tại HOSE) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch (theo Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16-11-2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán).

Hiện, UBCKNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Theo Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC, trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định. Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và người có liên quan phải thực hiện theo thời gian, khối lượng, giá trị đó ở giao dịch chứng khoán đã công bố thông tin và chỉ được thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày có thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán.

Ngày 10-1, FLC cũng đã công bố thông báo giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị Trịnh Văn Quyết trên website flc.vn. Theo đó, thông báo giao dịch cổ phiếu FLC của người nội bộ là ông Trịnh Văn Quyết gửi UBCKNN và HOSE đề ngày 5-1. Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10-1 đến 17-1. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.

Theo Quang Minh (SGGPO)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video