TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối

Việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục có thể dẫn đến rủi ro bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng, việc mua vào ngoại tệ thời gian qua là cần thiết và Việt Nam vẫn cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 150 tỷ USD trong vòng 12-18 tháng tới.

TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối

TS Nguyễn Đức Thành

Theo thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 mới đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD. 

TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ là điều cần thiết, nếu không sẽ khiến tiền Việt Nam đồng sẽ lên giá. Đồng tiền Việt lên giá sẽ gây bất lợi cho người xuất khẩu Việt Nam khi thu tiền về. Đồng thời, những năm gần đây, nhờ chính sách ổn định tỷ giá và lãi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bằng không, hiện tượng đô la hóa đã giảm đáng kể. Do đó, theo vị chuyên gia này, đối với chính sách ngoại tệ, chỉ cần duy trì ổn định tỷ giá, không cần phải dùng đến biện pháp tăng giá VNĐ. 

Tuy nhiên, việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục, có thể gặp rủi ro bị Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Vị chuyên gia nêu quan điểm: "Việt Nam nên sử dụng tối đa các biện pháp ngoại giao để xoa dịu Mỹ, nếu rủi ro này tăng lên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục duy trì chính sách này trong thực tiễn. Vì việc tiếp tục can thiệp vào thị trường nhằm tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết". 

Theo ước tính của TS. Nguyễn Đức Thành, Việt Nam cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 6 tháng nhập khẩu. Trong tình trạng hiện nay, mục tiêu cụ thể trong vòng 12-18 tháng tới nên là mốc 150 tỷ USD. Theo thời gian, quy mô của nền kinh tế VN sẽ tiếp tục tăng, và cùng với đó là quy mô xuất - nhập khẩu, thì mục tiêu của dự trữ ngoại hối có thể còn cao hơn nữa. Khi kinh tế phục hồi sau Covid-19, nhu cầu USD của Việt Nam có thể tăng nhanh trở lại, khi đó, chúng ta sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể giảm hoặc ít nhất cũng không tăng như vừa qua. 

"Tóm lại, việc dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng không phải là một kỳ tích, vì nó chỉ đơn giản là phản ánh diễn biến của nền kinh tế, cũng như quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Và trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đó là chính sách phù hợp. Chỉ cần lưu ý, là nên trung hòa vừa đủ số ngoại hối mua được, tránh gây lạm phát", ông Thành khuyến nghị. Từ "vừa đủ" hàm ý rằng có thể trung hòa hơi lỏng một chút, không cần quá chặt chẽ, vì như thế cũng là một cách nới lỏng nhẹ tiền tệ, phục vụ cho mục đích chống suy giảm kinh tế trong thời gian dịch Covid. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video