Trưởng Ban Kiểm soát PGBank xin từ nhiệm

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc hồi đầu tháng 7, PG Bank tiếp tục có biến động mới ở Ban Kiểm soát.

Trưởng Ban Kiểm soát PGBank xin từ nhiệm

Ngày 20/7/2023, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã nhận được Đơn xin từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát và rút khỏi vị trí thành viên Ban Kiểm soát của ông Nguyễn Tuấn Vinh vì lý do cá nhân.

Ông Vinh sẽ thôi làm Trưởng BKS của PG Bank từ ngày 31/7/2023 và việc thôi chức danh Thành viên BKS sẽ được Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua.

Đồng thời, PG Bank bổ nhiệm bà Dương Ánh Tuyết, thành viên chuyên trách BKS lên làm Trưởng ban từ ngày 31/7/2023.

Hồi đầu tháng 7, PG Bank cũng có thay đổi lớn ở Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Cụ thể, HĐQT PG Bank miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7/2023. Ngân hàng cũng miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.

Từ ngày 2/7, ông Nguyễn Phi Hùng chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Ngân hàng cũng bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng Giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc theo điều lệ.

Cơ cấu cổ đông PG Bank được cho đã có sự biến động đáng kể trong thời gian gần đây. Trên sàn chứng khoán, ngày 11/7, có tới hơn 155 triệu cổ phiếu PGB đã được trao tay giữa nhà đầu tư, giá trị đạt 3.274 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu này chiếm đến hơn 51% số cổ phiếu PGB đang lưu hành. Hiện chưa rõ các bên giao dịch lượng cổ phiếu khủng nói trên.

Trong khi hồi tháng 4, PG Bank cũng đã có những biến động lớn. Ngày 7/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bán đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB của PGBank cho 4 nhà đầu tư, trong đó ba tổ chức và một cá nhân. Số lượng cổ phiếu ba cổ đông tổ chức này sở hữu tương đương hơn 40% vốn điều lệ của PGBank. Được biết 2 trong 3 tổ chức này có nhiều liên hệ tới một tập đoàn lớn trong lĩnh vực ô tô, bất động sản, chứng khoán.

Mới đây PG Bank đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 150 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 303 tỷ đồng, tăng 24%.

Hầu hết các mảng kinh doanh, từ nguồn thu cốt lõi thu nhập lãi, hoạt động dịch vụ đến kinh doanh ngoại hối đều có kết quả lãi khả quan trong 6 tháng đầu năm. Điều này giúp tổng thu nhập hoạt động của PGBank tăng 8%, đạt 756 tỷ đồng trong 2 quý đầu.

Chi phí hoạt động tăng 16,9% lên 365 tỷ đồng. Trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 39% xuống còn 87 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản PGBank đạt 46.986 tỷ đồng, giảm 4,1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,1% lên 30.249 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm 0,1% xuống 31.228 tỷ đồng.

Nợ xấu của ngân hàng tăng 12,7% lên 839 tỷ đồng, chiếm 2,77% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này tăng so với mức 2,56% hồi đầu năm.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video