Triển vọng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt gần 5,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt hơn 2,96 tỷ USD, tăng 13%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt hơn 2,92 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số 33 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Australia, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 582,49 triệu USD, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Australia, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016; nhóm hàng máy vi tính và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 355,38 triệu USD, chiếm 12%, tăng 13%; tiếp đến nhóm hàng dầu thô 220,32 triệu USD, tăng 34%; giày dép 205,66 triệu USD, tăng 9%;

Trong 11 tháng đầu năm nay, hầu như các loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó một số mặt hàng có mức tăng trưởng tốt như máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 283%; các sản phẩm từ sắt thép tăng 161%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 86%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 58%; sản phẩm hóa chất tăng 51%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 39%.

Đối với nhóm hàng thủy sản đang rất có tiềm năng xuất khẩu sang Australia vì hàng năm Australia tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn hải sản. Tuy nhiên, sản xuất trong nước của Australia mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, phải nhập khẩu 70% từ nước ngoài, gồm các loại như cá hộp, phi lê cá, tôm, mực, bạch tuộc… Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng theo quy mô dân số và thị hiếu tiêu dùng hải sản.

Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ tư của Australia sau Thái Lan, New Zealand và Trung Quốc nhưng chỉ chiếm khoảng 11% thị phần. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho Australia với kim ngạch chiếm khoảng trên 35% thị phần.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng khuyến cáo, Australia là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam. Vấn đề hiện nay là các quy định nghiêm ngặt của Australia về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thủy sản của Việt Nam vẫn còn vài trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc diệt nấm bị phát hiện và điều này ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.

Theo Vinanet

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video