Thưởng tết trăm triệu, lại không có thời gian tiêu, Banker đành gửi lại tiền cho ngân hàng

Hiện nhiều ngân hàng đang có chính sách ưu đãi lãi suất tiết kiệm dành riêng cho cán bộ công nhân viên. Nhờ vào điều này, các nhân sự nhà băng có thể có mức lợi tức chênh lệch từ 0,5-1% so với mặt bằng chung.

Chị Nguyễn Hương Ly một quản lý cấp chi nhánh thuộc khối tín dụng ở ngân hàng chia sẻ, sau khi nhận thưởng Tết, chị đã quyết định gửi toàn bộ tiền thưởng vào tài khoản tiết kiệm ở chính nơi mình đang công tác.

"Ngoài việc được nhận các ưu đãi giống với khách hàng cá nhân gửi tiền như là nhận quà tặng, được được thưởng tiền mặt, hay cộng lãi suất khi gửi nhiều tiền thì mình còn được thưởng coupon thêm 0,5% vì là cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất chỗ mình cũng thuộc hàng cao nhất trong hệ thống, nên toàn bộ thưởng Tết gần 150 triệu và các khoản tích lũy trước đó mình đã gom thành một sổ tiết kiệm hơn 500 triệu và gửi vào tiết kiệm để vừa được lãi cao vừa được nhiều ưu đãi", chị Ly chia sẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Mai, một chuyên viên công nghệ của ngân hàng S cho biết, chị đã trích phần lớn lương thưởng gửi tiết kiệm ở chính ngân hàng chị đang làm việc từ cuối quý 3/2022. Giờ đây khi thưởng về (cũng khá cao) chị tiếp tục kiên định với quyết định của mình.

"Hồi cuối quý 3/2022, ngân hàng mình là một trong những nơi đầu tiên niêm yết mức lãi suất huy động 9,5%/năm. Tuy nhiên, đây là chính sách áp dụng riêng cho cán bộ công nhân viên. Mình đã bắt đầu trích đến 50% lương thưởng mỗi tháng để gửi tiết kiệm từ thời điểm đó. Bình thường con số này chỉ là 30%. Hiện tại, lãi suất của nhân viên đang cao hơn so với các khách hàng cá nhân khoảng 1%/năm. Vì thế toàn bộ tiền thưởng Tết mình đều dùng để gửi vào tiết kiệm ở ngân hàng", chị Mai chia sẻ.

Việc công tác ở các ngân hàng bên cạnh việc được nhận mức lương thưởng thuộc nhóm cao nhất nền kinh tế, các nhân sự nhà băng còn được có những đặc quyền riêng như được vay vốn giá rẻ, được gửi tiền lãi suất cao hoặc thậm chí là được mua cổ phiếu ngân hàng với giá rẻ theo chương trình phát hành riêng cho các bộ công nhân viên (ESOP). 

Báo cáo "Xu hướng lương thưởng 2023" vừa được ManPowerGroup-công ty chuyên nghiên cứu về thị trường lao động và tuyển dụng mới đây cũng cho thấy, các lao động trung đến cao cấp của khối ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính có lương cao nhất trong 12 ngành được khảo sát.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong năm 2023, ngành ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược chuyển đổi số. Các nhân sự tài năng thuộc mảng chuyển đổi số cũng đặc biệt được săn đón.

Đồng thời, công ty này cũng đưa ra dự báo các nhân sự tầm trung đến cao ở các ngành ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính có thể nhận lương thưởng từ hàng trăm triệu lên đến 1 tỷ mỗi tháng trong năm 2023.

Theo Văn Tuệ (Nhịp Sống Thị Trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video