Thống đốc NHNN: Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, việc duy trì ổn định tỷ giá đã đóng góp rất quan trọng vào việc ổn định lạm phát. Đây cũng là yếu tố quan trọng để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt đây cũng là yếu tố để chúng ta thu hút đầu tư góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới sau dịch.

Thống đốc NHNN: Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay

Ngày 2/7, Chính phủ tổ chức Hội nghị với các địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá VNĐ diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2-0,3%, và chúng ta đã đạt mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay. Việc duy trì ổn định tỷ giá đã đóng góp rất quan trọng vào việc ổn định lạm phát.

"Đây cũng là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cũng như duy trì lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt đây cũng là yếu tố để chúng ta thu hút đầu tư góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới sau dịch", Thống đốc lưu ý.

Chia sẻ định hướng điều hành từ nay đến cuối năm, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng và NHNN khẳng định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ là kiểm soát và giữ được ổn định vĩ mô nhưng đặt mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế, sẽ điều hành tỷ giá ổn định và sẵn sàng các biện pháp cần thiết can thiệp thị trường nếu có các biến động quá mức gây bất ổn vĩ mô.

Nhiều báo cáo phân tích vĩ mô trong nước cũng nhận định, NHNN có nhiều thuận lợi để điều hành tỷ giá ổn định trong năm nay.

MBS dự báo tỷ giá trong năm nay sẽ chỉ tăng nhẹ lên mức 23,351 VND/USD. Tỷ giá khá ổn định thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Áp lực tăng lên tỷ giá sẽ diễn ra vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao do tính mùa vụ, tuy nhiên khi Fed dự kiến sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thặng dư thương mại của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, nhu cầu nắm giữ tiền đồng của nhà đầu gia tăng, tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục ổn định và điều chỉnh tăng trong biên độ từ 1-2% trong năm 2021.

Trong khi đó, Chứng khoán BVSC cho biết, sau nửa đầu năm 2019, VND chỉ mất giá 0,13% so với USD trong khi các đồng tiền khác trong khu vực chịu ảnh hưởng mất giá tương đối mạnh như IDR của Indonesia (mất giá 2,55%); THB của Thái Lan (mất giá 3,19%) và MYR của Malaysia (mất giá 4,89%). VND ổn định so với USD một phần do nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Cán cân xuất nhập khẩu hiện đang thặng dư khoảng 4 tỷ USD, nguồn thu ngoại tệ từ FDI và kiều hồi cũng không bị giảm quá nhiều trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể lượng vốn FDI được giải ngân đạt khoảng 8,65 tỷ USD (giảm 4,9% với cùng kỳ).

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video