Thị trường dược Việt Nam - Thách thức và cơ hội mới
Với những thay đổi về cơ cấu dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, thị trường dược Việt Nam hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cao
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về cơ sở hạ tầng, kinh tế và dân số trong nhóm các thị trường mới nổi. Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngày càng lớn, đặc biệt khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Nhiều người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng kéo theo sự thay đổi về lối sống, tác nhân làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, ung thư, các bệnh lý tâm thần...
Theo các báo cáo y khoa gần đây, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 211%, nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới. Bệnh tim mạch chiếm đến 1/4 số người chết trẻ tại Việt Nam. Dự báo đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Tốc độ đô thị hóa nhanh với sự xuất hiện các khu dân cư mới, các khu vực chứa phế thải và rác thải là nguy cơ cho việc bùng phát dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh đường hô hấp... Đây là những thách thức mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo của các công ty dược để đem đến những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân và cộng đồng.
Doanh nghiệp dược mở rộng đầu tư
Trước nhu cầu này, những năm gần đây, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài đã liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, từ việc mua bán sáp nhập, hợp tác kinh doanh, đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại cho đến xây dựng nhà máy mới. Điển hình là dự án đầu tư 75 triệu USD xây dựng nhà máy thứ 3 của Sanofi tại Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất của Sanofi tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và cũng là khoản đầu tư nước ngoài đáng chú ý nhất trong ngành dược. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động trong quý III/2015, với công suất ban đầu là 90 triệu đơn vị mỗi năm, công suất tối đa có thể lên đến 150 triệu đơn vị. Sản lượng này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường trong nước, tiếp tục phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang các nước châu Á, kể cả các thị trường đòi hỏi khắt khe như Hồng Kông và Nhật Bản. Trung tâm Nghiên cứuvà Phát triển của nhà máy có nhiệm vụ phát triển dòng sản phẩm mới, đem đến các sản phẩm thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân và người tiêu dùng tại Việt Nam. Thay vì nhập khẩu, một số sản phẩm tiêu biểu trong danh mục thuốc của Tập đoàn Sanofi sẽ được chuyển giao và sản xuất tại nhà máy mới này. Trung tâm cũng có nhiệm vụ xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trình độ cao, sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến.
[caption id="attachment_4246" align="aligncenter" width="800"]
Ông Eric NG, Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, cho biết: “Hằng năm, Sanofi Việt Nam đầu tư hơn 1 triệu euro cho các trang thiết bị sản xuất và các thiết bị công nghệ mới và đều đặn ra mắt một số sản phẩm mới cho cả thị trườngtrong nước và xuất khẩu. Cụ thể, chúng tôi đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất Lactacyd, hoàn thành 2 công thức mới và xuất khẩu thành công qua Nhật Bản vào tháng 9-2014. Tập đoàn Sanofi cũng giới thiệu và đăng ký lưu hành một loạt sản phẩm mới, đem lại các giải pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân từ năm 2014-2020. Gần gũi và đáng quan tâm nhất với người dân Việt Nam là vắc-xin sốt xuất huyết (SXH) Dengue, ứng viên vắc-xin SXH Dengue đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của vắc-xin SXH Dengue sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới là đến năm 2020 sẽ giảm 50% tỉ lệ tử vong và 25% tỉ lệ mắc bệnh này”.
Theo NLĐO