Thép Việt tới tấp bị kiện

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng gần đây, liên tiếp ba vụ kiện chống bán phá giá đối với thép Việt tại các thị trường Hoa Kỳ, Thái Lan, và Úc đã khiến cho dư luận đặt câu hỏi về số phận thép xuất khẩu (XK) của VN.

Trong một cuộc họp báo gần đây, đại diện Bộ Công Thương cho biết, VN vẫn đang phải nhập khẩu một lượng thép lớn, nhập siêu thép mỗi năm khoảng 6-7 tỷ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2016, nhập 14 triệu tấn thép và dự kiến cả năm là 22 triệu tấn thép thô quy đổi…

[caption id="attachment_37290" align="aligncenter" width="588"]Một mặt hàng thép trong vòng một tháng bị tới 3 thị trường có quyết định điều tra chống bán phá giá có thể xem là điều bất thường. Ảnh: Thép Hòa Phát xuất khẩu sang Úc Một mặt hàng thép trong vòng một tháng bị tới 3 thị trường có quyết định điều tra chống bán phá giá có thể xem là điều bất thường. Ảnh: Thép Hòa Phát xuất khẩu sang Úc[/caption]

Bị “tấn công” liên tiếp

Tuần trước, Thương vụ VN tại Úc cho biết UB Chống bán phá giá của Úc cũng đã ra quyết định điều tra với sản phẩm thép mạ hợp kim nhập khẩu VN sau khi cơ quan này nhận được đơn kiện từ Cty BlueScope Steel Limited. Dự kiến, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp được xác định từ 1/7/2015 đến 30/6/2016, trong khi giai đoạn điều tra thiệt hại được tính từ 1/7/2012 các bên liên quan phải gửi bản trả lời bản câu hỏi điều tra cho cơ quan điều tra trước ngày 13/11 tới.

“Việc trả lời không đúng, không đầy đủ hoặc muộn hơn thời hạn trả lời bản câu hỏi có thể bị coi là không hợp tác với cơ quan điều tra và bị sử dụng các dữ liệu bất lợi sẵn có” – Cơ quan chống bán phá giá của Úc cảnh báo.

Cuối tháng 9 vừa qua, một số DN sản xuất thép tại Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép mạ) nhập khẩu từ VN. Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, căn cứ theo quy định của Hoa Kỳ, DOC sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn (dự kiến ngày 22/10/2016) và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.

Cũng trong khoảng thời gian này, Cty Thailand – German Products và Cty Puerto The Millennium của Thái Lan đã gửi đơn kiện lên Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan và ngay sau đó, cơ quan này đã đưa ra quyết định về điều tra chống bán phá giá với sản phẩm ống thép không gỉ nhập khẩu từ VN. Ủy ban Chống phá giá và trợ cấp Thái Lan cho biết, việc áp thuế 310,74% với ống thép không gỉ của VN là để bảo vệ nền công nghiệp sản xuất trong nước.

Thép Việt “đổ vỏ”?

Theo các chuyên gia, một mặt hàng trong vòng một tháng bị tới 3 thị trường có quyết định điều tra có thể xem là điều bất thường. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đây có thực sự là thép Việt hay thép của Trung Quốc đội lốt thép Việt XK. Thực tế, các nước nhập khẩu đang nghi ngờ thép Trung Quốc được đưa vào VN, sau đó xuất sang nước thứ ba nhằm trốn thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Sự nghị ngờ này được chính những nguyên đơn là các Cty thép ở các thị trường nhập khẩu đưa ra bằng chứng rõ ràng. Chẳng hạn trong đơn kiện gửi DOC, các DN thép Hoa Kỳ tỏ ý nghi ngờ thép được chuyển qua các nhà máy của VN gia công, sản xuất một công đoạn nhỏ rồi XK vào Mỹ để hưởng chênh lệch thuế cũng như “né” thuế. Bởi lẽ, sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp rất cao đối với thép Trung Quốc thì lượng thép xuất xứ từ Trung Quốc vào thị trường này giảm hẳn, nhưng ngược lại, lượng thép XK cùng loại từ VN sang Mỹ lại tăng đột biến. Trước đó, hồi tháng 8 năm nay, cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cũng đặt nghi vấn thép Trung Quốc “đội lốt” VN xuất sang EU.

DN Việt cần chủ động

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Văn Sưa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trước các thông tin bất lợi cho ngành thép Việt XK, Hiệp hội đang tích cực làm với các bên liên quan, đặc biệt tháng 11 tới, Hiệp hội sẽ làm việc với với OLAF để làm rõ nghị vấn thép Trung Quốc “đội lốt” VN xuất sang EU. “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để vấn đề này sớm được làm rõ”- ông Sưa nói.

Trong khi chờ đợi các kết luận chính thức, các chuyên gia cho rằng không còn cách nào khác các DN VN cần phải đưa ra các thông tin minh bạch để tự bảo vệ mình. Các luật sư lưu ý, trong vụ kiện thép hiện nay nguyên đơn đang cáo buộc chống lại cả ngành thép của VN chứ không chỉ là những nhà XK cụ thể. Vì vậy, các DN ngành thép cần lên tiếng để tự bảo vệ mình, lưu ý cần trả lời đúng, đầy đủ và nộp đúng thời hạn.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây có thể là hiện tượng biến tướng của đầu tư nước ngoài với nhiều hành vi lẩn tránh thuế do chính Cty nước ngoài thực hiện. Nhưng có thể cũng có sự tiếp tay của một số Cty của VN bằng cách nhập khẩu hàng hóa hoàn thiện vào VN rồi đóng mác “Made in Vietnam” để xin cấp C/O rồi XK nhằm lẩn trốn thuế.

Theo Quốc Anh DĐDN

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video