Lâm Đồng hướng biển, vươn mình thành trung tâm công nghiệp

Sau sáp nhập, khu vực hướng biển của tỉnh trở thành tâm điểm phát triển công nghiệp nhờ lợi thế hạ tầng đồng bộ và vị trí chiến lược.
Một góc khu công nghiệp Phan Thiết 1 nay thuộc tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Duy Tuấn

Sau khi tỉnh Lâm Đồng mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập địa giới hành chính, khu vực phía Đông Nam – hướng biển – tiếp tục là điểm sáng về phát triển công nghiệp.

Với hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và quỹ đất rộng lớn, khu vực này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước khi sáp nhập, tỉnh Bình Thuận cũ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển 9 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 3.000ha. Các KCN chủ yếu nằm dọc Quốc lộ 1A và ven biển.

Trong số này, có 1 KCN chuyên ngành chế biến titan (Sông Bình). Còn lại 8 KCN đa ngành như Phan Thiết 1 và 2, Hàm Kiệm I và II, Tuy Phong, Tân Đức, Sơn Mỹ 1 và 2.


Người lao động làm việc trong khu công nghiệp Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn

Tính đến nay, đã có 7 KCN được đầu tư hạ tầng với tổng diện tích gần 1.400ha, sẵn sàng đón các dự án thứ cấp.

Các KCN xác định động lực tăng trưởng là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông - lâm - thủy sản.

Lĩnh vực logistics và thương mại gắn với khai thác cảng biển cũng là nội dung trọng tâm. Các dự án điện khí quy mô lớn cũng đã được chuẩn bị hạ tầng để mời gọi đầu tư.

Hạ tầng giao thông chính là điểm cộng đáng kể với các tuyến cao tốc đã đi vào khai thác và Cảng quốc tế Vĩnh Tân. Sau này, khu này cũng sẽ có thêm tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn.

Tính đến thời điểm hiện tại, các KCN ở hướng biển tỉnh Lâm Đồng đã thu hút 93 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 17.415 tỉ đồng và 328,41 triệu USD.

Các dự án giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động. Ngoài ra, còn có 3 dự án quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại KCN Sơn Mỹ 1. Trong đó, bao gồm Nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II và Kho cảng khí LNG, tổng vốn gần 5,4 tỉ USD.


Phối cảnh Khu Công nghiệp Sơn Mỹ 1 hình thành trong tương lai. Ảnh: Nhà đầu tư

Định hướng đến năm 2030, địa phương đặt mục tiêu hoàn thành đầu tư hạ tầng cho 9 KCN hiện có và phát triển thêm 6 KCN mới với quy mô khoảng 4.900ha.

Hiện các ngành chức năng, địa phương cũng đang đề xuất bổ sung 6 KCN khác với diện tích khoảng 3.440ha vào quy hoạch đến năm 2050.

Ngoài ra, khu vực này cũng đang nghiên cứu hình thành khu kinh tế ven biển rộng khoảng 27.000ha, ưu tiên các dự án cảng biển, điện khí LNG và công nghiệp chế biến.

Hiện các khu công nghiệp hướng biển của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều quỹ đất, giá cho thuê cạnh tranh và nguồn lao động dồi dào.

Nhờ những lợi thế này, khu vực sẵn sàng đón nhận làn sóng dịch chuyển dự án từ các vùng công nghiệp lân cận, hứa hẹn trở thành cực tăng trưởng công nghiệp quan trọng của tỉnh trong tương lai.

Theo Báo Lao Động

Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam

Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.

Sức ép “xanh hoá”, doanh nghiệp thép Việt dồn lực thích ứng

Trong bối cảnh ngày càng nhiều thị trường siết chặt tiêu chuẩn môi trường, ngành thép Việt Nam đang chịu áp lực lớn phải “xanh hóa” sản xuất để duy trì lợi thế xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào công nghệ, quy trình giảm phát thải, nhằm đáp ứng yêu cầu mới.

Từ cuộc điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump: Thời điểm vàng để Việt Nam tận dụng cơ hội

Cuộc điện đàm tối 2/7/2025 (giờ Việt Nam) giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp. Cuộc trao đổi cấp cao mở ra nhiều kỳ vọng cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ.

Năm 2025, quyết tâm đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Chiều qua (3/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.

Video