Thách thức cho Dabaco

Giá thịt lợn hơi giảm sụt giảm mạnh cộng với thị phần cạnh tranh bởi các ông lớn đã khiến lợi nhuận Dabaco sụt giảm thê thảm trong nửa đầu năm 2017.

Cty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã CK DBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với khoản lỗ hơn 33 tỷ đồng, giảm đáng kể so với kết quả lợi nhuận sau thuế 199 tỷ cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay Dabaco báo lỗ gần 20 tỷ đồng.

Doanh thu sụt giảm mạnh

Theo giải trình của Dabaco, quý II vừa qua là thời điểm khó khăn nhất của ngành chăn nuôi. Sự sụt giảm về giá bán thức ăn chăn nuôi và giá bán lợn hơi (thời điểm thấp nhất giá bán một kg lợn hơi chỉ khoảng 19.000 đồng) dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia công giảm so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất con giống như giống lợn, giống gà cũng ảnh hưởng từ khó khăn của ngành chăn nuôi. Do giá bán lợn hơi xuống quá thấp, người chăn nuôi không dám tiếp tục tái đàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán và sức tiêu thụ con giống của các công ty con.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của Dabaco đạt gần 2.700 tỷ đồng. Dù chỉ giảm 11% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh giảm gần 40% do hai bộ phận kinh doanh chính của công ty là con giống và gia công, chế biến thực phẩm đều báo lỗ.

“Đây sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco" - ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Dabaco chia sẻ với các cổ đông. Theo đó, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi lợn - hai lĩnh vực chính của Dabaco sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh giá thịt lao dốc.

Lợi nhuận của Dabaco sau 3 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 13 tỷ đồng, giảm 78% cùng kỳ, cho dù doanh thu tăng 16%. Giá thực phẩm liên tục giảm mạnh làm giảm doanh thu những hoạt động cốt lõi như sản xuất giống gia súc, gia cầm, chăn nuôi và chế biến thực phẩm lỗ gần 54 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 14,5 tỷ).

Kế hoạch năm 2017, Dabaco đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.265 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 370 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 320 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính 260 tỷ đồng và lợi nhuận từ lĩnh vực khác 60 tỷ đồng.Tuy nhiên với những khó khăn từ thực tế thị trường, lợi nhuận mục tiêu của Dabaco cũng khó đạt được như kỳ vọng…

Khó huy động vốn vì giá cổ phiếu sụt giảm

Trước sự sụt giảm doanh thu, Dabaco đang tiến hành trình lên Chính phủ các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của việc giá lợn lao dốc. Kiến nghị chính sách giảm đàn lợn nái từ 4,2 triệu con của cả nước xuống còn 3 triệu con hay thực hiện các biện pháp tăng cường tiếp xúc quan hệ với các đối tác nước ngoài, tăng khả năng xuất khẩu.

Theo kế hoạch năm 2017 Dabaco sẽ thực hiện triển khai 9 dự án mới với tổng mức đầu tư 9 gần 2.800 tỷ đồng. Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện, Dabaco cần huy động vốn ước khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tại Đại hội cổ đông mới đây thông qua phương án huy động vốn cho giai đoạn đầu tư sắp tới, theo đó, trong trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ, lượng cổ phần phát hành dự kiến tối đa 21 triệu cổ phần, tương đương giá trị chào bán theo mệnh giá tối đa 210 tỷ đồng. Giá chào bán dự kiến không thấp hơn 60.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phần mới phát hành trong đợt chào bán riêng lẻ hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Được biết, Dabaco đặt mục tiêu doanh thu dự kiến sẽ đạt đỉnh vào giai đoạn 2019 – 2020, với tổng doanh thu 1,3 - 1,5 tỷ USD. Nhưng theo các chuyên gia, con số trên có vẻ như quá tham vọng. Bởi, thực tế, giá cổ phiếu Dabaco trên thị trường phiên ngày 26/7 chỉ có 28.900 đồng/cp, thanh khoản rất kém, lượng giao dịch nhỏ giọt.

Cộng với tình hình sụt giảm mạnh cho giá lợn hơi, theo các chuyên gia giá cổ phiếu Dabaco sẽ khó ngóc đầu trong những phiên giao dịch tới…

Thách thức từ thị phần

Không chỉ Dabaco, theo phân tích của các chuyên gia Cty CK TP Hồ Chí Minh (HSC), ảnh hưởng của việc giá thịt lợn giảm mạnh đã ảnh hưởng đến các ở các DN thượng nguồn chuỗi giá trị, là các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi như Masan (MSN), Hòa Phát (HPG), do giá thức ăn chăn nuôi giảm khoảng 10% từ đầu năm.

Tuy vậy, về mảng chăn nuôi lợn, HPG đã nhập khẩu 1.800 con lợn giống cụ kỵ từ Đan Mạch vào giữa năm 2016. Dự kiến sẽ có lợn giống bố mẹ vào khoảng tháng 6/2017. Trong giai đoạn đầu tiên, HPG dự kiến bán lợn giống bố mẹ cho người nông dân. Nhưng tình hình hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng bán lợn giống bố mẹ do các hộ dân nuôi lợn đang giảm đàn.

Ở mảng thịt lợn, năm 2017, MSN sẽ xây dựng trang trại lợn đầu tiên tại tỉnh Nghệ An và đưa vào hoạt động năm 2018, đồng thời công ty sẽ nỗ lực tìm kiếm mô hình giết mổ và phân phối phù hợp. MSN dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 5% thị phần thị trường thịt tươi sống, đồng thời dẫn đầu lĩnh vực thịt chế biến có thương hiệu dựa trên kỳ vọng các trang trại của công ty sẽ sản xuất ít nhất 1 triệu heo/năm.

Do vậy, theo các chuyên gia, việc thừa hay thiếu lợn hơi cũng sẽ nhanh chóng được điều chỉnh, nhiều khả năng kết quả kinh doanh của các DN lớn sẽ cải thiện vào những tháng cuối năm 2017. Tuy vậy, giá bán giảm cộng với khủng hoảng thừa lợn hơi kéo dài đã ảnh hưởng chung đến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của những “ông lớn” trong ngành chăn nuôi… 

Từ những phân tích trên cho thấy, không chỉ khủng hoảng thừa lợn hơi mà thị phần chăn nuôi của Dabaco không chỉ cạnh tranh với các hộ nông dân mà còn cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn trong ngành chăn nuôi… Đây là những thách thức mà Dabaco khó lòng vượt qua trong thời gian tới…

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video