Tập đoàn Kido: Trở lại ngành bánh kẹo và "chơi lớn" ngay mùa quà biếu Trung thu 2020

Từng thành công với mảng truyền thống này, tuy nhiên nay Kido (KDC) quay lại ngành cốt lõi với quy mô hiện nay tăng mạnh hơn nhiều lên đến 51.000 tỷ đồng, trong đó Công ty sẽ chọn phát triển những sản phẩm hiện nay đang "hot" trên thị trường.

Tập đoàn Kido: Trở lại ngành bánh kẹo và "chơi lớn" ngay mùa quà biếu Trung thu 2020

Sáng ngày 15/6, Tập đoàn Kido (KDC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020, nhằm thông qua nhiều kế hoạch mới thời gian tới. Như đã đề cập, năm 2020 sẽ là năm Kido "quy tụ" tất cả các đơn vị độc lập hiện nay tại ngành hàng lạnh – Kido Foods (KDF) và mảng dầu gồm Vocarimex (VOC) và Dầu Thực vật Tường An (TAC) về Tập đoàn, hướng đến quay về mảng truyền thống bánh kẹo sau 5 năm chia tay.

Cùng với đó, Kido cũng tiến đến bắt tay với Vinamilk để tiến sâu hơn vào ngành tiêu dùng, mở rộng sang ngành nước giải khát (không gas), sữa… với thương hiệu Vibev.

Có thể thấy rằng, Kido từng là tên tuổi lớn trong ngành bánh kẹo với thương hiệu Kinh Đô. Tập đoàn đã quyết định rời sân chơi nhiều năm trước đây, và một trong những nguyên nhân theo Đại diện là quy mô thị trường không đủ lớn.

Đến nay, sau sự thăm dò thị trường bằng sản phẩm mì snack và nhận được những tín hiệu khả quan từ thị trường và người tiêu dùng, Công ty đang đi theo đúng lộ trình trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hoá giỏ sản phẩm của khách hàng, tại điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác của thị trường thực phẩm thiết yếu.

Chi tiết, Kido lên chiến lược quay về mảng truyền thống bánh kẹo ngay trong quý 3/2020 – đặc biệt cũng là thềm Tết Trung thu, mục tiêu lấy lại vị thứ 2 trong thời gian không xa, song song mở rộng hơn nữa ra ngành hàng Snacking (đồ ăn vặt).

"Sắp tới đây chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ với những sản phẩm ngành hàng mới. Trong đó, Kido sẽ phát triển dòng sản phẩm quà biếu, cũng là hình ảnh truyền thống của Kido và cả Việt Nam trong các dịp lễ như Trung thu", đại diện Kido nhấn mạnh.

Phân tích sâu, ngành cốt lõi sau 5 năm có sự thay đổi rất nhiều, đặc biệt tại mảng quà biếu quy mô tăng rất mạnh, trong đó Việt Nam có 2 dịp lễ lớn là Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Thứ hai, ngành hàng ăn chơi, từ trung niên đến cao tuổi nhu cầu sử dụng sản phẩm rất nhiều. Từng thành công với mảng truyền thống này, tuy nhiên nay KDC quay lại ngành cốt lõi với quy mô hiện nay tăng mạnh hơn nhiều lên đến 51.000 tỷ đồng, trong đó Công ty sẽ chọn phát triển những sản phẩm hiện nay đang "hot" trên thị trường.

Sau 5 năm KDC đã có một sự chuẩn bị rất cẩn thận để chính thức quay lại trong quý 3/2020, Phó Tổng Giám đốc KDC -  ông Bùi Thanh Tùng nói. Tham vọng chỉ sau 2 năm (tức vào năm 2023), KDC sẽ đứng vị thứ 2 của ngành bánh kẹo, Snacking với lợi thế 20 năm kinh nghiệm trước đó.

Ngoài ra tại liên doanh với Vinamilk, theo ông Mai Xuân Trầm, ngành nước giải khát là ngành mà KDC đã nuôi mộng rất lâu, và thị trường theo đánh giá của KDC là còn sơ khai. Với thương hiệu Vibev – Vietnam Beverage, KDC và Vinamilk sẽ tạo đối trọng trực tiếp với Thaibev hiện nay.

"Quy mô ngành nước lớn, nếu thâm nhập được, trụ lại được thì dư địa tăng trưởng rất nhiều", phía KDC nhấn mạnh. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự hợp nhất Tập đoàn cùng với cái bắt tay cùng Vinamilk, theo đại diện Trần Lệ Nguyên, là bước đi cần thiết nhằm gia tăng thương hiệu, củng cố thế mạnh phân phối, đối tác (đặc biệt thị trường xuất khẩu), quy mô vốn, tài chính…

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video