Tập đoàn Hà Đô lỗ vì hàng tồn kho?

Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa công bố BCTC quí 2, cho thấy chi phí bán hàng tăng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận,khiến công ty lỗ ròng 27 tỷ đồng. Đặc biệt giá trị hàng tồn kho của Tập đoàn tính đến 2016 tăng gần 250%...

Báo cáo Tài chính cho thấy  Tập đoàn Hà Đô có mức tăng trưởng hàng tồn kho nhiều nhất. Cuối năm 2015, Hà Đô chỉ có 985 tỉ đồng hàng tồn kho. Nhưng đến cuối năm 2016, lượng hàng tồn kho của công ty này đã là 2.442 tỉ đồng, tăng 248%. Theo số liệu của Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, trong 10 DN BĐS có lượng hàng tồn kho lớn nhất cả nước, đứng đầu Tập đoàn Vingroup,  thứ hai làTập đoàn Novaland, Kinh Bắc xếp vị trí thứ 4 và Hà Đô xếp ở thứ 4. Ngoài ra còn có Sacomreal với 3.606 tỉ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền 4.762 tỉ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long 3.698 tỉ đồng, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 2.855 tỉ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh 1.619 tỉ đồng…
[caption id="attachment_65741" align="aligncenter" width="600"] Cổ đông HDG đang chịu khoản lỗ tới 27 tỷ đồng.[/caption]

BCTC quý 2/2017 ghi nhận, theo đó doanh thu của Hà Đô tăng tới 175% lên gần 730 tỷ đồng, trong đó doanh thu xây lắp là 303 tỷ đồng, cung cấp dịch vụ gần 115 tỷ đồng và doanh thu khác hơn 166 tỷ đồng. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu được giữ ổn định ở mức 71% nên lợi nhuận gộp cũng tăng 176% lên 214 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng của HDG cũng tăng rất mạnh, từ con số 3 tỷ đồng trong quý 2/2016 đã tăng lên 136 tỷ đồng vào quý 2 năm nay. Do đó, HDG chỉ đạt 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ là 27 tỷ đồng.

Theo giải trình của HDG với UBCK NN về biến động kết quả kinh doanh quý 2/2017 giảm là do tạm hoãn việc ghi nhận doanh thu tài chính từ nguồn chi trả cổ tức của công ty con trên BCTC của công ty mẹ nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận riêng sau thuế của công ty mẹ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh nêu trên không ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế quý 2/2017 khi hợp nhất BCTC của HDG.

Tính lũy kế 6 tháng, HDG đạt 894 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 140% nhưng lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ hơn 27 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 2/2017, giá trị hàng tồn kho của HDG là 2.727 tỷ đồng – tăng hơn 330 tỷ đồng so với đầu năm. Phải thu giảm từ hơn 1.000 tỷ đồng xuống 834 tỷ đồng. Đồng thời, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng thêm hơn 300 tỷ đồng, người mua trả tiền trước dài hạn tăng thêm hơn 900 tỷ đồng.

Do đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HDG tăng mạnh lên hơn 1.000 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dạng cũng giảm 280 tỷ đồng do Dự án số 2 Hồng Hà (Tp.HCM) đã hoàn thành, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm từ 426 tỷ đồng xuống 6,6 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm cho thấy bức tranh trái ngược hoàn toàn so với quý 4/2016, khi HDG thông báo lãi ròng 203 tỷ đồng tăng 65% so với cùng kỳ, doanh thu thuần quý 4 đạt 1.179,6 tỷ đồng lợi nhuận gộp đạt 392 tỷ đồng.

Tuy nhiên đáng chú ý là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HDG trong năm 2016 âm gần 894,8 tỷ đồng, nguyên nhân do các khoản phải thu tăng thêm 410 tỷ đồng và giá trị hàng tồn kho tăng tới 1.485 tỷ đồng so với đầu năm.

HDG tiền thân là xí nghiệp xây dựng trực thuộc viện kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng (1990) cổ phần hóa năm 2004, đến nay sau nhiều thay đổi CTCP Hà Đô có 6 Công ty cổ phần thành viên và 2 Công ty cổ phần liên doanh, hoạt động theo mô hình Tập đoàn, lấy tên gọi chính thức là Tập đoàn Hà Đô.

Đến ngày  2/02/2010, 13,5 triệu cổ phiếu HDG giao dịch chính thức trên HOSE và giá đóng cửa phiên đầu tiên lên tới 103.000 đồng. Đến phiên ngày 11/8/2017 cổ phiếu của Tập đoàn này giao dịch ở mức quanh 30.000 đồng/cổ phiếu...

Sau 7 năm trên sàn, HDG đã trở thành DN có vốn điều lệ gần 760 tỷ đồng và vốn hóa thị trường hơn 2.400 tỷ đồng khi cổ phiếu HDG có sự tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, Bộ Quốc Phòng đang nắm gần 10% vốn của Hà Đô.

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video